Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Sớm hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp, đón nhà đầu tư

Cập nhật: 10:00 ngày 22/10/2021
(BGĐT) - Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) do doanh nghiệp (DN) làm chủ đầu tư, ngày 23/4/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN. Thực hiện Kế hoạch này, chủ đầu tư các CCN, địa phương liên quan đã triển khai ngay các nội dung, tạo bước chuyển rõ nét trong thực hiện các hạng mục song vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. 

Nhiều dự án triển khai nhanh

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Nham Sơn - Yên Lư (Yên Dũng) do Công ty TNHH Đầu tư Capella Bắc Giang làm chủ đầu tư từ năm 2018. Với tổng diện tích dự án khoảng 75 ha, đến nay đơn vị đã thi công xong các tuyến đường nội bộ, điểm đấu nối, hệ thống đường ống cấp nước, chuẩn bị nghiệm thu đưa vào sử dụng; trồng cây xanh dọc các tuyến đường, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, điện trung thế và đang lên phương án đóng điện. 

{keywords}

Một góc CCN Nham Sơn-Yên Lư (Yên Dũng).

Ông Bùi Thọ Khang, Giám đốc Công ty cho biết, hiện nay đơn vị đang khẩn trương xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho cả khu để sớm đưa dự án vào hoạt động, thu hút DN thứ cấp. Với hạ tầng đồng bộ và vị trí thuận lợi, hiện nay, có hơn 10 dự án đã đăng ký đầu tư vào CCN.

Dự án CCN Nham Sơn-Yên Lư được đánh giá là một trong những CCN có tiến độ thực hiện nhanh, đạt kế hoạch, lộ trình đề ra. Ông Bùi Quang Huy, Chủ tịch UBND huyện thông tin, Yên Dũng phấn đấu là một trong những địa phương trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp. Vì vậy, việc thu hút DN đầu tư hạ tầng cũng như đầu tư dự án sản xuất được huyện quan tâm. Huyện chỉ đạo quyết liệt về giải phóng mặt bằng (GPMB) ngay cả trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các phần việc. Đến nay, ngoài khu công nghiệp, toàn huyện có 4 CCN, dự kiến thu hút hàng chục DN đầu tư sản xuất trong thời gian tới, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

{keywords}

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các CCN trên địa bàn tỉnh, các huyện, TP, chủ đầu tư và cơ quan liên quan cần bám sát kế hoạch, thực hiện theo lộ trình đề ra. Trong đó, tập trung cao GPMB, mỗi dự án đưa ra mốc thời gian cụ thể, quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch đề ra...”.

Đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Cùng với CCN Nham Sơn-Yên Lư, các CCN: Tân Hưng (Lạng Giang); Hợp Thịnh (Hiệp Hòa); Việt Tiến, Tăng Tiến (Việt Yên)... cũng được đánh giá là các dự án triển khai thuận lợi, nhanh chóng. CCN Tân Hưng có quy mô 50 ha, trong đó đất công nghiệp chiếm hơn 70%, còn lại là đất cây xanh, mặt nước, đất công cộng, hành chính, giao thông, hạ tầng kỹ thuật. 

Đến nay, dự án chuẩn bị hoàn thành xây dựng hạ tầng, bắt đầu thu hút DN đầu tư thứ cấp trong năm 2022. Trước mắt một số cơ sở sản xuất ô nhiễm trong xã Tân Hưng, thị trấn Vôi sẽ được di dời đến đây đồng thời CCN sẽ thu hút thêm doanh nghiệp ở các ngành nghề khác như: Chế biến thực phẩm, thiết bị dụng cụ vật tư y tế, cơ khí chế tạo máy, linh kiện điện tử, các ngành công nghiệp phụ trợ.

Tập trung GPMB

Theo Sở Công Thương, đến nay toàn tỉnh có 29 CCN đang đầu tư do DN đảm nhận xây dựng, kinh doanh hạ tầng. Bằng các chính sách ưu đãi, quan tâm tháo gỡ vướng mắc, Bắc Giang đã có nhiều DN vào đầu tư hạ tầng CCN, bước đầu có chuyển biến rõ nét trong đầu tư, xây dựng.

Tuy vậy, tiến độ đầu tư hạ tầng CCN vẫn chậm, nhất là công tác bồi thường GPMB. Đó là người dân chưa đồng thuận, đòi hỏi giá bồi thường cao hơn giá Nhà nước quy định; chậm kiểm đếm, quy chủ; đất có tranh chấp; công tác tái định cư triển khai chậm. Một số diện tích đã GPMB nằm xen kẽ với khu vực chưa GPMB nên DN không thể san lấp. Cụ thể, CCN Hương Sơn (Lạng Giang), chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng NHS. Đến nay, huyện đã giao đất cho DN 2 đợt với diện tích 36,5ha/65,36 ha song mới có 2/29 hộ có đất ở nhận tiền bồi thường. 

{keywords}

DN sản xuất linh kiện điện tử tại CCN Thanh Vân (Hiệp Hòa).

Tương tự, CCN Thanh Vân (Hiệp Hòa) do Công ty TNHH Long Dũng làm chủ đầu tư còn 1,9ha/50ha chưa bồi thường xong do nhiều thửa đất xen kẹp chưa GPMB. Theo đại diện chủ đầu tư CCN này, vì chậm giao đất nên nhiều nhà đầu tư thứ cấp dù ký thỏa thuận ghi nhớ thuê đất đã xin rút, không đầu tư vào CCN. DN đề nghị UBND huyện Hiệp Hòa giải quyết dứt điểm vướng mắc, GPMB diện tích đất còn lại.

Do nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp, với mục tiêu hình thành hạ tầng CCN đồng bộ, Bắc Giang thu hút DN đủ tiềm lực xây dựng hạ tầng CCN. Vì vậy, việc sớm hoàn thiện dự án hạ tầng CCN là một trong những yếu tố tăng sức hút tại tỉnh. Nắm bắt thực tế triển khai và vướng mắc liên quan về vấn đề này, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các CCN trên địa bàn tỉnh, các huyện, TP, chủ đầu tư và cơ quan liên quan cần bám sát kế hoạch, thực hiện theo lộ trình đề ra. Trong đó, tập trung cao GPMB, mỗi dự án đưa ra mốc thời gian cụ thể, quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch đề ra.

Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện, hằng tháng tổ chức kiểm điểm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, báo cáo tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo. Đi đôi với biện pháp trên, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN khẩn trương xây dựng theo đúng tiến độ, hạng mục được phê duyệt.

Bài, ảnh: Trường Sơn
Bắc Giang: Tập trung tháo gỡ vướng mắc, GPMB các cụm công nghiệp
(BGĐT) - Sáng 11/10, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị đánh giá, kiểm điểm tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn: Tập trung gỡ vướng, sớm đưa cụm công nghiệp vào hoạt động
(BGĐT) - Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị kiểm điểm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (CCN). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì. 
Đưa cụm công nghiệp về vùng xa trung tâm
(BGĐT) - Với nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, đất đai rộng, tỉnh Bắc Giang đã và đang phát triển, mở rộng các cụm công nghiệp (CCN), nhất là ở các địa phương xa trung tâm huyện. Theo đó, nhiều CCN được quy hoạch, thành lập, thu hút doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều giải pháp thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp
(BGĐT) - Những năm gần đây, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp (CCN). Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động còn hạn chế. Huyện đang thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...