Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xử lý vi phạm đất đai ở Bắc Giang: Rõ đến đâu, xử lý đến đó

Cập nhật: 09:57 ngày 16/11/2022
(BGĐT) - Để quản lý đất đai đúng pháp luật, chấn chỉnh các vi phạm, ngày 11/6/2020, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Quá trình triển khai, nhiều địa phương đã đạt kết quả tốt, xử lý dứt điểm vi phạm song một số nơi vẫn chưa quyết liệt, để tồn đọng hoặc phát sinh vi phạm mới. 

Tháo dỡ, giải tỏa nhiều công trình

Xã Mai Trung (Hiệp Hòa) là địa phương có số vi phạm lớn nhất huyện với hơn 427 trường hợp trên diện tích hơn 280 nghìn m2 phát sinh trước ngày 1/7/2014. Các vi phạm chủ yếu là đào ao hồ nuôi trồng thủy sản; xây dựng trái phép công trình trên đất nông nghiệp, đất công ích. 

{keywords}

Lãnh đạo xã Mai Trung (bên phải) giải thích cho người dân thôn Trung Hưng những quy định về quản lý đất đai.

Theo ông Hoàng Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã, sở dĩ có tình trạng này là do những năm trước, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ đã dồn điền, đổi thửa phát triển mô hình kinh tế VAC (vườn-ao –chuồng) trên đất nông nghiệp. Ban đầu khi triển khai Chỉ thị 19, người dân không nhận thức được đó là vi phạm khiến việc xử lý của địa phương gặp nhiều khó khăn.

Căn cứ vào các quy định và chỉ đạo của cấp trên, xã Mai Trung đã tổ chức phổ biến đến cán bộ, đảng viên, quán triệt tinh thần chung là quyết liệt, nghiêm túc, minh bạch công khai trong xử lý vi phạm. Các thôn họp chi bộ, họp dân tuyên truyền để các hộ hiểu được chủ trương, chính sách chung. Phát huy tinh thần gương mẫu của đảng viên, lãnh đạo xã gặp gỡ đảng viên có người nhà vi phạm để trao đổi, cùng vận động. 

Đặc biệt, xã yêu cầu cán bộ địa chính hằng ngày đi cơ sở, nắm bắt thực tế, báo cáo về những vi phạm mới. Kết quả, trong tháng 7/2022, xã hoàn thành xử lý vi phạm theo yêu cầu. Ngoài ra, các vi phạm mới được xử lý dứt điểm. Cụ thể, sau ngày ban hành Chỉ thị, toàn xã có khoảng 60 vi phạm mới nhưng đã được xử lý ngay. 

Vào tháng 4/2022, hộ ông N.V.T, thôn Xuân Giang xây lắp nhà mái tôn trên đất nông nghiệp với diện tích gần 100 m2 để làm nơi chứa phế liệu. Sau khi được tuyên truyền, ông T đã tự nguyện tháo dỡ. Hay như gia đình bà N.T.C, thôn Trung Hưng xây công trình trên đất hơn 40 m2 cũng giải tỏa hạng mục vi phạm sau khi được cán bộ trao đổi rõ về các quy định.

Nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhìn nhận rõ những khuyết điểm, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, hiện nay, xã đang kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu về vi phạm đất đai tại địa bàn.

Tại xã Thái Đào (Lạng Giang) có 104 trường hợp vi phạm. Cái khó của xã là hàng chục công trình kiên cố xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, tập trung tại các thôn: Then, Giạ, Gốm, Ghép. Chính quyền xã kiên quyết xử lý, thiết lập hồ sơ chặt chẽ, công bằng giữa các trường hợp nên Thái Đào hoàn thành xử lý trước ngày 31/12/2021. 

Theo ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND xã, khi kiểm kê, toàn xã có 21 công trình kiên cố được xây dựng, có công trình trị giá hàng tỷ đồng. Nhiều hộ có nguyện vọng xin nộp tiền để giữ nhà đã xây nhưng vì quy định chung, xã kiên quyết xử lý, tăng sức răn đe, không tạo thành tiền lệ xấu vi phạm về đất đai.

Không hợp thức vi phạm

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), số địa phương xử lý quyết liệt như xã Thái Đào, Mai Trung chiếm tỷ lệ thấp. Nắm bắt thực tế, ngày 8/8/2021, BTV Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 120-KL/TU về đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19. Kết luận này đã tạo chuyển biến tích cực trong phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa, xử lý vi phạm về đất đai. 

{keywords}

Công trình vi phạm tại xã Thái Đào bị tháo dỡ.

Rà soát theo Chỉ thị 19, toàn tỉnh có hơn 17 nghìn trường hợp vi phạm. Trong đó, đã cơ bản thiết lập xong hồ sơ, lập biên bản vi phạm hành chính hơn 3,7 nghìn trường hợp; ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả 2,3 nghìn trường hợp; giải tỏa hàng nghìn công trình vi phạm. 

Một số huyện, TP đã tổ chức cưỡng chế các vi phạm pháp luật đất đai, không để tái diễn như: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, góp phần đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Chỉ thị 19.

Rà soát theo Chỉ thị 19, toàn tỉnh có hơn 17 nghìn trường hợp vi phạm. Đến nay, các địa phương đã lập biên bản vi phạm hành chính hơn 3,7 nghìn trường hợp; ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả 2,3 nghìn trường hợp; giải tỏa hàng nghìn công trình vi phạm.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm sau khi Chỉ thị 19, Kết luận 120 ban hành. Gần đây, tại huyện Sơn Động, một số cá nhân tự ý san gạt đất rừng xây nhà xưởng, trạm trộn bê tông trái phép. Đến khi được phát hiện, lập biên bản thì công trình đã hoàn thiện, việc xử lý thêm phức tạp.

Bên cạnh đó, công tác rà soát, thống kê, lập biên bản vi phạm của đa số các huyện, TP chưa chính xác; còn một số trường hợp chưa được thống kê như: Xã Bắc Lũng (Lục Nam); xã Vân Trung (Việt Yên); xã Mai Đình (Hiệp Hòa…) hoặc thống kê sai thời điểm vi phạm (huyện Lục Ngạn có 20 trường hợp), sót vi phạm (huyện Việt Yên 11 trường hợp). Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu địa phương chưa được thực hiện nghiêm túc.

Trên tinh thần thống nhất quan điểm mọi vi phạm đều phải được rà soát, phát hiện, xử lý dứt điểm, nghiêm minh, rõ đến đâu, xử lý đến đó, ngày 3/11, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo tập trung đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 19 và Kết luận 120. Theo đó, tập trung xử lý các vi phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên; gắn xử lý vi phạm với xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra vi phạm. 

Tất cả các trường hợp sử dụng đất trái mục đích đều phải cơ bản xử lý xong trước ngày 1/7/2024. Kiên quyết không cho phép hợp thức hóa các vi phạm mới phát sinh. Đối với các trường hợp liên quan đến cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo, quản lý và các trường hợp vi phạm sau ngày 11/6/2020 phải tập trung xử lý, hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

Theo ông Lương Văn Nghiệp, Phó Giám đốc Sở TN&MT, tới đây, Sở tăng cường kiểm tra, nắm bắt việc thực hiện Chỉ thị 19 và Kết luận 120 tại các địa phương, trên cơ sở đó tiếp tục tham mưu các giải pháp, bảo đảm xử lý đúng người, đúng việc.

Bài, ảnh: Trịnh Lan

Xử lý vi phạm đất đai theo Chỉ thị 19: Nơi rốt ráo, chỗ thờ ơ
(BGĐT) -  Nhằm từng bước nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, ngày 11/6/2020, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU (Chỉ thị 19) về tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Thực hiện chỉ đạo này, nhiều địa phương đã tập trung tháo dỡ công trình vi phạm song vẫn có nơi chậm xử lý.
Thực hiện Chỉ thị 19: Phân loại, xử lý từng trường hợp vi phạm
(BGĐT) - Nhằm quản lý chặt chẽ về đất đai, ngày 11/6/2020, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU (Chỉ thị 19) về tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Thực hiện chỉ đạo đó, các địa phương đã tích cực vào cuộc, phân loại, rà soát các trường hợp để có cơ sở đưa ra biện pháp xử lý đúng quy định.  
Sơn Động: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại thị trấn Tây Yên Tử
(BGĐT) - Sau khi có thông tin phản ánh về việc vi phạm đất đai tại thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động), huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ việc.
Bắc Giang: Đã xử lý vi phạm khai thác đất của Công ty TNHH Hoàng Dương
(BGĐT) - Những ngày qua, có thông tin Công ty TNHH Hoàng Dương ở thôn Lịch Sơn, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang khai thác khoáng sản tại mỏ đất thôn Hố Trúc cùng xã gây ô nhiễm môi trường. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang đã tìm hiểu thực tế tại cơ sở.
Lạng Giang (Bắc Giang): Xử phạt hơn 4.490 trường hợp vi phạm trong sử dụng đất đai
(BGĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 19 ngày 11/6/2020 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang về xử lý vi phạm đất đai, huyện Lạng Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định khắc phục hậu quả đối với 4.491/6.099 trường hợp vi phạm. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...