Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Dũng >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làng quê vang tiếng hát chèo

Cập nhật: 09:30 ngày 28/06/2019
(BGĐT) - Hát chèo là hoạt động nghệ thuật truyền thống, hiện diện ở vùng đất Yên Dũng (Bắc Giang) từ xa xưa. Những năm qua, loại hình này được huyện quan tâm bảo tồn, phát huy, qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. 

Mặc cho cái nắng tháng 6 như đổ lửa, các diễn viên, nhạc công quần chúng xã Yên Lư vẫn say sưa biểu diễn tại hội thi hát chèo - hát dân ca toàn xã. Năm nay, hội thi thu hút 18 đội, hàng trăm diễn viên với tổng số 70 tiết mục. 

{keywords}

Các thành viên CLB chèo thôn Bắc Am, xã Tư Mại.

Chị Trần Thị Thu Hương, cán bộ văn hóa xã, thành viên Ban Tổ chức cho biết: “Đáng mừng phần lớn tiết mục các đội mang đến là hát, diễn chèo. Điều đó cho thấy sức sống của chèo là các làng quê”.

Cách đó không xa, tại hội trường xã Tư Mại, những diễn viên gạo cội của Nhà hát Chèo Bắc Giang nhiệt tình bồi dưỡng, truyền dạy các làn điệu chèo, hát dân ca cho hạt nhân văn nghệ của xã. Không khí làng quê rộn rã hơn ngày thường bởi tiếng trống, phách cùng những âm điệu giầu bản sắc văn hóa truyền thống. 

Được biết, đây là hoạt động nằm trong chương trình phối hợp giữa Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao huyện với Nhà hát Chèo tỉnh nhằm khôi phục, phát huy nghệ thuật chèo trên địa bàn huyện.

Bên cạnh truyền dạy, những năm qua huyện quan tâm hỗ trợ một số CLB chèo về kinh phí tập huấn, mua sắm nhạc cụ, trang phục biểu diễn. Hai năm một lần huyện tổ chức hội thi hát chèo-hát dân ca từ cơ sở đến toàn huyện, thông qua đó tuyển chọn những tiết mục hay, vở diễn xuất sắc tham gia hội thi cấp tỉnh. 

Đặc biệt, để tạo sức lan tỏa, nhân rộng phong trào hát chèo, đơn vị chuyên môn của huyện còn phối hợp với các địa phương lựa chọn, xây dựng những nhân tố điển hình, tiêu biểu làm nòng cốt cho phong trào. 

Có thể kể đến các diễn viên, nhạc công quần chúng tài năng, nhiệt huyết như: Ông Nguyễn Văn Phần ở xã Xuân Phú; Nguyễn Văn Thêm thuộc CLB chèo huyện; Lưu Văn Khôi, Lưu Thị Cúc ở thôn Tân Ninh, xã Tư Mại… Họ chính là những người giữ nhịp và “truyền lửa” cho chèo Yên Dũng trong suốt những năm tháng qua.

{keywords}

Hai năm một lần, hội thi hát chèo- hát dân ca được huyện chỉ đạo tổ chức từ cấp xã cho tới huyện. Trên cơ sở đó, những tiết mục hay, trích đoạn, vở diễn xuất sắc được lựa chọn tham gia liên hoan sân khấu toàn tỉnh”.

Anh Tạ Hải Năm, Phó Giám đốc Trung tâm VH - TT và TT huyện Yên Dũng

Anh Tạ Hải Năm, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao huyện chia sẻ: “Nhờ cách làm ấy, loại hình nghệ thuật chèo truyền thống ở Yên Dũng không những được bảo tồn mà còn phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân”.

Đến nay, toàn huyện duy trì hoạt động 5 CLB do Trung tâm ra quyết định thành lập; khôi phục thành công 6 làng chèo truyền thống ở các xã: Xuân Phú, Tư Mại, Tân Liễu và Đồng Phúc. 

Ngoài ra, hầu hết các xã, thị trấn có ít nhất một CLB chèo thường xuyên luyện tập, biểu diễn phục vụ nhân dân. Đơn cử CLB chèo người cao tuổi xã Xuân Phú mỗi tuần tổ chức một buổi tập vào chiều Chủ nhật, mỗi năm thực hiện từ 15 đến 20 cuộc giao lưu, diễn xuất. 

Hay CLB chèo thôn Bắc Am, xã Tư Mại ngoài mục tiêu mỗi năm học hát từ 2 đến 3 làn điệu mới, CLB còn tổ chức truyền dạy cho thế hệ trẻ. Nhờ đó, hiện nay CLB quy tụ được một dàn diễn viên nhí gồm 10 cháu, trong đó cháu Ngụy Tôn Phong (13 tuổi) được xem là giọng hát chèo giàu tiềm năng. 

Với lực lượng đông đảo và giàu nhiệt tình nên cùng với tái hiện các trích đoạn kinh điển như: "Quan Âm Thị Kính", "Lưu Bình - Dương Lễ", "Xúy Vân", CLB còn sáng tác được nhiều tiểu phẩm, trích đoạn mới, hấp dẫn như: “Cạm bẫy phấn son” (giành giải A liên hoan sân khấu không chuyên toàn tỉnh); trích đoạn “Hội làng”, “Tiễn anh lên đường”, “Trăng Thu nhớ Bác”.

Đến thăm CLB chèo Bắc Am, dù không có trống, đàn nhưng các thành viên CLB vẫn nhiệt tình hát tặng tôi một số làn điệu chèo cổ. Không những thế, các diễn viên không chuyên: Thành Cung, Hồng Thêm, Thúy Ảnh, Phạm Hương còn đặt nhạc chuông điện thoại bằng tiếng hát chèo mượt mà, truyền cảm. Thế mới thấy, con người nơi đây yêu và say mê hát chèo như thế nào.

Nhờ được quan tâm bảo tồn, nghệ thuật chèo truyền thống ở Yên Dũng ngày càng có sức lan tỏa, đem lại niềm vui cho nhân dân.

Phát triển Nhà hát Chèo Bắc Giang theo hướng chuyên nghiệp, có bản sắc riêng
(BGĐT) - Ngày 26-6, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển Nhà hát Chèo Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Truyền dạy hát chèo, hát quan họ cho hạt nhân văn nghệ cơ sở
(BGĐT) - Ngày 29-5, Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Lục Nam tổ chức bế giảng lớp tập huấn truyền dạy hát chèo, hát quan họ cho hạt nhân văn nghệ cơ sở năm 2019.
Hỗ trợ bảo tồn nghệ thuật chèo tại Tân Yên
(BGĐT) - Nằm trong chương trình bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống của ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, đồng thời thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở, Nhà hát Chèo Bắc Giang vừa bố trí kinh phí hỗ trợ trang phục, âm thanh, nhạc cụ và truyền dạy nghệ thuật chèo truyền thống cho hơn 30 hạt nhân văn nghệ tại thôn Hòa Làng, xã Phúc Hòa (Tân Yên).
Về Thanh Trà nghe hát chèo
(BGĐT) - Theo lời giới thiệu của cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, chúng tôi đến làng Thanh Trà (xã Lệ Viễn) tìm hiểu về phong trào hát chèo nơi đây. Ít ai ngờ ở một nơi hẻo lánh, những lời ca, nhịp đàn, tiếng trống chèo vẫn luôn ngân vang.
Chiếu chèo giữa miền quan họ
(BGĐT) - Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nổi bật là Dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thế nhưng ít ai ngờ, giữa miền Quan họ vô cùng đặc sắc ấy, còn có một chiếu chèo Hoàng Mai tồn tại hàng trăm năm nay.
Quốc Trường
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...