Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thị trường lao động ảm đạm vì dịch Covid-19

Cập nhật: 09:13 ngày 24/03/2020
(BGĐT) - Những tháng đầu năm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp (DN) tăng cao của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, dịp này, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút lao động.

DN khó tuyển người

Từ đầu năm 2019, Công ty TNHH JMC Việt Nam, xã Hồng Thái (Việt Yên) đưa vào hoạt động nhà máy mới tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) với quy mô 2 nghìn công nhân. Mức lương hấp dẫn cùng với nhiều chế độ đãi ngộ tốt song số người ứng tuyển không nhiều. 

{keywords}

Để phòng, chống dịch Covid-19, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh điều tiết thời gian tư vấn, hạn chế tập trung đông người.

Để có đủ nhân công, công ty đã áp dụng nhiều giải pháp như: Treo băng rôn, phát tờ rơi tại khu vực cổng DN; phối hợp với chính quyền một số xã lân cận tổ chức hội nghị tuyển dụng; thưởng cho công nhân nếu giới thiệu được người thân vào làm việc. Nhưng đến nay, đơn vị mới chỉ tuyển được khoảng 300 người. Việc thiếu lao động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN, cũng như lãng phí nguồn lực đã đầu tư vào nhà xưởng, máy móc.

Việc khó tuyển lao động không chỉ xảy ra ở các DN mở rộng quy mô sản xuất mà còn ở các chuỗi cửa hàng, siêu thị. Chị Hoàng Thùy Trang, nhân viên bộ phận tuyển dụng Siêu thị VinMart Bắc Giang cho hay: “Hiện đơn vị có 16 cửa hàng thuộc hệ thống trên địa bàn TP Bắc Giang. 

Tổng số quản lý, nhân viên là 70 người. Do dịch bệnh nên một số nhân viên bán hàng xin nghỉ. Vì thế, chúng tôi phải tuyển dụng thêm khoảng 20 người song hiện vẫn chưa tuyển đủ số lượng trên”.

Theo thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, hiện có gần 100 DN đăng ký tuyển dụng qua trung tâm với khoảng 40 nghìn vị trí cần tuyển. Một số DN có nhu cầu lớn như: Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (10 nghìn người); Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam (2,5 nghìn người); Công ty TNHH Unico Global Việt Nam (1,2 nghìn người). 

“Nhu cầu tuyển người không biến động nhiều nhưng nguồn cung thì khó đáp ứng. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi tổ chức được 13 phiên giao dịch việc làm, trong đó 12 phiên là định kỳ hằng tuần. Kết quả, chỉ có hơn 700 lao động đến tìm việc với 270 người có việc làm. Có những phiên chỉ có 11 lao động đến tìm việc. Chưa bao giờ hoạt động tuyển dụng lại ảm đảm đến vậy”, ông Trần Văn Quảng, Trưởng Phòng Tư vấn - Giới thiệu việc làm (Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) cho biết.

Ngồi chờ giải quyết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, anh Vũ Văn Khương (SN 1987), xã Lan Mẫu (Lục Nam) chia sẻ: “Em xin nghỉ ở công ty cũ được 6 tháng. Dự định ra Tết sẽ tìm việc mới nhưng dịch bệnh phức tạp nên em ở nhà, xin làm công việc tạm thời, tránh nguy cơ lây nhiễm”.

Điều tiết, sử dụng hợp lý lao động tại chỗ

{keywords}

Công ty TNHH Quảng Đông Vũ Hào cho công nhân nghỉ luân phiên, điều tiết công việc phù hợp để bảo đảm việc làm, thu nhập, giữ chân lao động.

Thông thường thời điểm đầu năm được coi là mùa tuyển dụng vì DN bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh năm tới, người lao động cũng có lựa chọn mới sau thời gian nghỉ Tết. Điều này khiến việc kết nối cung - cầu khá thuận lợi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm mọi thứ đảo lộn, DN vẫn có nhu cầu tuyển lao động trong khi nguồn cung ngày càng khan hiếm. 

Thực tế, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân, lực lượng lao động, họ dè dặt khi tìm kiếm việc làm. Điều này gây thiếu hụt lao động tức thời, chủ yếu ở các DN thuộc ngành may mặc, điện tử, dịch vụ. Thêm nữa, không ít đơn vị đang đau đầu với bài toán nếu phải cắt giảm lao động do không đủ nguyên liệu thì khi tình hình sản xuất ổn định sẽ lại khó tuyển người.

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, qua nắm tình hình, hiện các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mới chỉ cho công nhân nghỉ luân phiên chứ chưa có đơn vị nào phải cắt giảm lao động. Nếu có tình huống này xảy ra, việc quan tâm đầu tiên đó là giải quyết trợ cấp thất nghiệp, bảo đảm quyền lợi và đời sống người lao động. 

Đồng thời, để tránh vướng phải tình trạng thiếu hụt nhân sự, các DN cần chủ động điều tiết, tìm kiếm giải pháp sử dụng hợp lý lao động tại chỗ, hạn chế tối đa việc cắt hợp đồng. Bởi muốn có lại số lao động lành nghề này không hề đơn giản, chưa kể đến nếu tuyển mới DN sẽ tốn không ít chi phí cho hoạt động đào tạo.

Đơn cử như Công ty TNHH Quảng Đông Vũ Hào, Cụm công nghiệp thị trấn Vôi (Lạng Giang) đi vào hoạt động từ đầu năm 2019 với ngành nghề chính là sản xuất đèn trang trí, đèn lễ hội. 

Ông Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng Hành chính cho biết: “Trước tác động của dịch Covid-19, từ đầu tháng 2 đơn vị cũng bị thiếu hụt nguyên liệu nên việc sản xuất phải cầm chừng, một số dây chuyền tạm nghỉ. Song để giữ chân lao động, chuẩn bị vận hành dây chuyền đã hoàn thiện của giai đoạn 2, DN đã áp dụng hình thức tạm ứng phép năm cho khoảng 50 lao động nghỉ luân phiên. Cùng đó chi trả đầy đủ các chế độ và thường xuyên động viên để công nhân yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với công ty”.

Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN tuyển dụng trong thời điểm này, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu qua trang web của đơn vị và số điện thoại trên đường dây nóng. 

Trung tâm bố trí hai cán bộ trực, kịp thời tư vấn, giới thiệu việc làm. Nếu tình huống có đông lao động đến, trung tâm sẽ điều tiết thời gian tư vấn, hạn chế việc tập trung đông người vào cùng thời điểm. Đồng thời, đơn vị trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn, tặng khẩu trang, nhắc nhở lao động sử dụng nhằm chủ động phòng dịch.

Anh hùng Lao động, lương y Đào Viết Thoàn
Nhắc đến Anh hùng Lao động, lương y Đào Viết Thoàn (thôn Đồng Ấu, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ), ai cũng biết bởi cơ sở chữa bỏng của ông đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân trên mọi miền Tổ quốc được chữa khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng.
Quảng Ninh bảo đảm an toàn sức khỏe cho công chức, viên chức và người lao động
Cùng với nỗ lực cao nhất trong việc  bảo đảm an toàn sức khỏe người dân trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã có chỉ đạo thực hiện bảo đảm an toàn sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ quan, công sở, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Quản lý chặt chẽ lao động người nước ngoài tại các khu công nghiệp để phòng dịch
(BGĐT)-Ngày 16/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương có buổi kiểm tra về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh. 
“Giải cứu” người lao động mất việc làm
(BGĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp phải dừng hoạt động, người lao động không có việc làm. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất vượt qua khó khăn, Chính phủ đang tích cực chỉ đạo thực hiện các gói “giải cứu” như giảm lãi suất, giãn nợ tín dụng, gia hạn thuế và tiền thuê đất…
Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp trong quản lý lao động nước ngoài
(BGĐT) - Ngày 11/3, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị đánh giá công tác quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2019, quý 1 năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và các địa phương.
Bắc Giang: 5/10 doanh nghiệp đã cho lao động đi làm trở lại bình thường
(BGĐT)- Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 10/3, toàn tỉnh có 5/10 công ty gồm: TNHH Crystal Martin Việt Nam, KCN Vân Trung (Việt Yên); cổ phần Cẩm Lâm Việt Nam (Lạng Giang); TNHH Điện tử Broad Việt Nam, KCN Vân Trung (Việt Yên); TNHH BlueWay Vina, KCN Vân Trung (Việt Yên) và TNHH Thời trang Vert (Tân Yên) đã cho công nhân đi làm việc trở lại bình thường. 
Xuất khẩu lao động trước tác động Covid-19
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nhiều đơn hàng tuyển dụng, đợt xuất cảnh bị tạm dừng trong thời gian này khiến các doanh nghiệp (DN) và người lao động Bắc Giang lo lắng.
Thông báo dừng các hoạt động cho thuê lại lao động
Tên đơn vị: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển DNT vina - đăng kí kinh doanh số 2400861536, do Sở kế hoạch đầu tư  tỉnh Bắc Giang, cấp ngày 11/04/2019.

Tường Vi 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...