Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vốn vay ưu đãi: Giúp thanh niên khởi nghiệp

Cập nhật: 09:25 ngày 25/02/2020
(BGĐT) - Phong trào lập thân, lập nghiệp, vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương của tuổi trẻ Bắc Giang đã và đang được triển khai hiệu quả từ sự tiếp sức của các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua tổ chức đoàn. Ngày càng nhiều dự án kinh tế của thanh niên cho thu nhập cao, đóng góp tích cực vào chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Đồng hành khởi nghiệp

Trại nuôi chim bồ câu của anh Dương Trọng Bằng (SN 1990), thôn Nguộn, xã Thượng Lan (Việt Yên) được bố trí hàng lối gọn gàng, sạch sẽ. Năm 2016, từ những đồng vốn ban đầu của gia đình, anh mua 200 cặp chim bồ câu sinh sản về nuôi. Do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, nhất là việc phòng bệnh nên thua lỗ. Thất bại càng khiến anh thêm quyết tâm lặn lội đến những chủ trại nuôi chim ở các vùng lân cận để học hỏi kỹ thuật, nắm bắt quy trình chăm sóc.

{keywords}

Lãnh đạo Thành đoàn Bắc Giang thăm mô hình trồng hoa ly của thanh niên phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang).

Để mở rộng quy mô sản xuất, anh được vay 100 triệu đồng từ chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhờ vậy, đến nay, trại chim của anh Bằng có diện tích 130 m2, nuôi 300 cặp chim sinh sản và 300 cặp chim hậu bị. Mỗi tháng, anh xuất bán khoảng 200 cặp chim con, trừ chi phí lãi gần 20 triệu đồng. Cùng đó, anh Bằng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, hỗ trợ các đoàn viên trong xã có nhu cầu học hỏi.

Cũng như anh Dương Trọng Bằng, năm 2015, anh Vũ Thế Anh (SN 1991), thôn Ngọc Yên Ngoài, xã Cao Xá (Tân Yên) khởi nghiệp nhờ vốn vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm (qua kênh T.Ư Đoàn) với mô hình trang trại tổng hợp. Anh hiện có hơn 20 nghìn m2 nuôi cá, hơn 300 cây bưởi, 50 con lợn và bò sinh sản. Trước đó, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh không có vốn. 

Giữa lúc trăn trở để tìm hướng thoát nghèo, Thế Anh được Đoàn xã Cao Xá hướng dẫn làm thủ tục vay 200 triệu đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm. Vậy là anh bắt tay vào đào ao thả cá, đắp luống trồng cây, xây dựng hệ thống tưới… Trang trại của anh hiện cho thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.

Từng bước gỡ khó

{keywords}

Anh Dương Trọng Bằng, xã Thượng Lan (Việt Yên) phát triển trang trại nuôi chim bồ câu từ nguồn vốn vay ưu đãi.

Theo anh Thân Trung Kiên, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, hiện nay để khởi nghiệp, xóa nghèo, phần lớn các bạn trẻ đều gặp khó khăn về vốn. Để giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, các cấp bộ đoàn đã phối hợp quản lý tốt hai nguồn vốn vay ưu đãi gồm Chương trình tín dụng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và Quỹ quốc gia về việc làm.

Hết năm 2019, từ hai nguồn này, toàn tỉnh đã giải ngân cho gần 100 dự án khởi nghiệp của thanh niên. Tổng số vốn xoay vòng hơn 8,4 tỷ đồng. Hằng năm có hàng trăm hộ do thanh niên làm chủ được hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế đã thoát nghèo.

Hết năm 2019, từ hai nguồn vốn vay ưu đãi, toàn tỉnh đã giải ngân cho gần 100 dự án khởi nghiệp của thanh niên. Tổng số vốn xoay vòng hơn 8,4 tỷ đồng. Hằng năm có hàng trăm hộ do thanh niên làm chủ được hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế đã thoát nghèo.

Anh Lương Quang Tuyên, Bí thư Huyện đoàn Yên Thế cho biết: Huyện có khoảng 50 thanh niên có nhu cầu vay vốn nhưng mới có 6 trường hợp được phê duyệt, tổng số vốn giải ngân là 500 triệu đồng. 

Để được vay, ĐVTN phải có tài sản thế chấp cao hơn giá trị vốn vay; các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên thanh niên làm chủ phải có sẵn mô hình sản xuất và chứng minh được hiệu quả.

Để khắc phục những trở ngại trên, thời gian tới, Tỉnh đoàn tiếp tục phối hợp rà soát, lựa chọn các mô hình thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu, chú trọng mô hình của ĐVTN nông thôn; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để bảo đảm phát huy hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đúng hạn. 

xĐặc biệt, phát động thanh niên thi đua học tập, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cơ sở để đáp ứng đủ các yêu cầu được giải ngân vốn; quan tâm kết nối kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho các dự án triển vọng; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất để hỗ trợ nhau về vốn, đầu ra. Cùng đó ĐVTN cần dựa vào nội lực và điều kiện địa phương để chọn xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

Công tác giảm nghèo: Hỗ trợ tiếp cận chính sách, nguồn lực xã hội
(BGĐT) - Với các giải pháp như: Hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi; cung cấp giống, vốn phát triển sản xuất; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;... công tác giảm nghèo ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, hộ nghèo toàn huyện còn 2,73%.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tạo động lực cho người dân tự thoát nghèo
(BGĐT) - Để đạt mục tiêu bình quân mỗi năm toàn tỉnh Bắc Giang giảm 2% số hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện phong trào thi đua “Bắc Giang chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017-2020, Bắc Giang đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo thực hiện, nâng cao hiệu quả chương trình này.
Cấm Sơn lồng ghép nguồn lực giảm nghèo
(BGĐT) - Hiện vẫn còn nhiều khó khăn nhưng diện mạo xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) giờ đây đã đổi khác. Kết quả này là từ sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
15 tác phẩm đoạt giải báo chí về chủ đề giảm nghèo
(BGĐT)- Chiều 8-11, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bắc Giang tổ chức lễ trao Giải báo chí viết về chủ đề “Công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, chống tái nghèo và xóa hộ nghèo” năm 2019.
Trao giải báo chí về công tác giảm nghèo năm 2019: Báo Bắc Giang có tác phẩm đoạt giải C
(BGĐT)- Chiều 15-10, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo (giai đoạn 2016-2020) lần thứ 3 năm 2019 và phát động nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo”. Cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Giải Nobel Kinh tế 2019 trao cho 3 nhà nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo
Giải Nobel Kinh tế năm 2019 vừa được trao cho 3 nhà kinh tế Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo.
Giảm nghèo nhanh ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi
(BGĐT) – Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó đời sống người dân khu vực này từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, khoảng cách chênh lệch giữa các địa phương, vùng miền trong tỉnh giảm dần
Xây dựng cơ chế hỗ trợ giảm nghèo phù hợp
(BGĐT) - Năm nay, kế hoạch rà soát thống kê hộ nghèo, cận nghèo do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành được thực hiện từ ngày 10-9 đến 30-11. Đây là dịp đánh giá thực trạng đời sống nhân dân ở từng địa phương; kết quả triển khai công tác giảm nghèo năm 2019 ở từng huyện, xã và toàn tỉnh làm cơ sở để các cấp, ngành lập kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội bảo đảm phù hợp, hiệu quả hơn.

Tường Vi 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...