Thứ năm, 02/05/2024
Bắc giang 23 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lễ hội vùng Bảo Lộc Sơn: Trò chơi cầu móc thu hút đông đảo du khách thập phương

Cập nhật: 13:57 ngày 20/02/2019
(BGĐT) - Ngày 20-2 (tức 16 tháng Giêng), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Việt Lập (Tân Yên) tổ chức lễ hội cấp vùng Bảo Lộc Sơn năm 2019. Đến dự có đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Tân Yên; đông đảo nhân dân trên địa bàn. 
{keywords}

Các đại biểu, nhân dân dâng hương tại đình, chùa Um Ngò. 

Lễ hội Bảo Lộc Sơn xưa là lễ hội cấp vùng có từ hàng trăm năm nay với nhiều nghi thức, nét văn hóa dân gian đặc sắc thể hiện hào khí truyền thống của vùng đất địa linh nhân kiệt. Qua các giai đoạn lịch sử, lễ hội này được tổ chức ở những quy mô khác nhau. Năm 1998, lễ hội được tái tổ chức với quy mô cấp xã, từ đó đến nay thôn Um Ngò được giao đứng ra tổ chức. Nhận thấy việc khôi phục và duy trì lễ hội là cần thiết, chính vì vậy, từ năm 2019 trở đi, xã Việt Lập sẽ tổ chức lễ hội với quy mô cấp vùng.

{keywords}

Bậc cao niên đánh trống khai hội Bảo Lộc Sơn. 

Mở màn, hai vị lão làng đại diện cho đông đảo nhân dân đánh trống, thỉnh chiêng khai hội. Sau tiếng trống khai hội, 13 đoàn rước (hàng nghìn người) cùng hơn 200 ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng, thiếu niên, thiếu nhi biểu diễn chương trình nghệ thuật tái hiện lại quá trình hình thành, lịch sử phát triển của vùng đất Bảo Lộc Sơn xưa - “Bảo Lộc Sơn địa linh nhân kiệt. Đất cầu Vồng tráng khí tụ anh hùng”. 

Từ thời Lê Trung Hưng vùng đất này đã sản sinh ra nhiều nhân kiệt, hiền tài văn võ song toàn, nhiều người có phẩm hàm, tước vị cao, đảm nhận trọng trách như: Tiến sĩ Triều Mạc Nguyễn Vĩnh Trinh, Hán quận công Nguyễn Đắc Thọ. Dòng họ Giáp có tới 12 vị được phong phẩm trật của triều đình, tiêu biểu như: Giáp Trung Hòa, Giáp Đăng Luân, Giáp Trinh Tường…

Vùng đất Bảo Lộc Sơn xưa là vùng đất nổi danh miền Yên Thế hạ gồm các xã: Việt Lập, Hợp Đức, Liên Chung, Quế Nham với quần thể di tích, công trình đình, đền, chùa cổ bên dòng Thương. Sau lễ khai hội, người dân, du khách thập phương được chứng kiến và tham gia các trò chơi dân gian, truyền thống như: Cầu móc, đập niêu, bóng đá, kéo co, cờ tướng, võ cổ truyền…

{keywords}

Toàn cảnh lễ hội.

Theo lệ xưa, trai đinh trong làng được lựa chọn tham gia hội cướp cầu móc phải khỏe mạnh, phẩm chất tốt, gọi là các quân cầu. Hai đội tham gia, mỗi đội có từ 4 đến 6 người. Quả cầu làm bằng gỗ mít đặc, đường kính khoảng 40cm, sơn màu đỏ luôn để ở trong hậu cung đình. Móc cầu xưa được làm bằng thân tre già nhỏ dài 1,5m, đầu thân tre có củ tre uốn cong thành móc. Nay do không có nhiều tre nên chỉ dùng thân tre, đầu móc cầu được thay bằng sắt uốn cong bịt cao su. Trò chơi cầu móc với mong muốn cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, thu hút đông đảo nam, nữ thanh niên trong vùng cùng tham gia.

Dịp này, lễ hội có 10 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, du lịch đặc trưng của địa phương như: Sâm Nam núi Dành, vú sữa, ếch Thái Lan, khoai tây…

{keywords}

Chương trình nghệ thuật tái hiện lịch sử hình thành vùng đất. 

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội Bảo Lộc Sơn, xã Việt Lập (Tân Yên):

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm Sâm Nam núi Dành. 

{keywords}

Màn thả bóng bay của học sinh xã Việt Lập. 

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tham quan gian hàng gây quỹ từ thiện của thanh niên. 

{keywords}

Các trai đinh xã Việt Lập tham gia trò cầu móc. 

{keywords}

Trò cầu móc thu hút đông đảo người dân tham gia, chứng kiến.

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...