Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bồng Lai huyền sử

Cập nhật: 07:00 ngày 22/12/2018
(BGĐT) - Tương truyền, một lần Hoàng đế Lý Huệ Tông (1194-1226) cùng tùy tùng rời kinh đô Thăng Long băng thuyền đinh tuần du tới thượng nguồn sông Minh Đức. Trước cảnh non xanh nước biếc, Hoàng đế đã trầm trồ sửng sốt: Bốn bề phong cảnh lạ thay/ Bồng Lai kia cũng thế này mà thôi. 

Cũng từ đó có một làng được mang danh Bồng Lai nay thuộc xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) - một ngôi làng cổ trên vùng đất mang nhiều vỉa tầng lịch sử gắn với công cuộc chống ngoại xâm từ nghìn xưa của dân tộc.

Thần tích làng Bồng Lai kể rằng, tại đất này Hoàng đế Lý Huệ Tông có một người phò mã là tướng quốc Vũ Tỉnh, chồng công chúa Lý Thị Kính. Khi vua băng hà, Vũ Tỉnh xin cáo quan về làng An Khánh, nay thuộc Tòng Lệnh, xã Trường Giang (Lục Nam). Trong nhà khi ấy đang nuôi một con chó khôn bỗng dưng mất hút. Vì nhớ tiếc con vật cưng mà Vũ Tỉnh bơi thuyền tìm kiếm. Khi đến làng Bồng Lai thấy chú chó đang đứng trên một gò đất ven sông, đuôi ngoáy tít mừng chủ. 

{keywords}

Sông nước Bồng Lai.

Thấy điềm lạ, Vũ Tỉnh giơ tay ngửa mặt lên trời mà rằng: "Loài vật còn biết vậy huống chi con người, đây đích thị đất thiêng ắt sinh nhân kiệt". Ngài bèn cho xây một cung đài tại làng Bồng Lai.

Vãn cảnh Bồng Lai, chúng tôi còn được nghe câu chuyện về nhà yêu nước Nguyễn Thái Học (1903 – 1930). Trước khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại cho đến ngày 10-3-1930, ông bị quân Pháp bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương), ông đã từng lưu lại nơi này chọn gia đình cụ Cửu phẩm văn giai Trần Đình Ngữ thuộc vào hàng “phong lưu mã thượng” khi ấy làm nơi tá túc, được gia đình che chở. 

Sở dĩ ông chọn nơi này vì vùng đất Bắc Giang khi đó có một người đồng chí hướng là cụ Nguyễn Khắc Nhu người Song Khê (Yên Dũng) mong cùng nhau gây dựng cơ đồ. Mặc dù được giác ngộ nhưng do tuổi tác (cụ Ngữ sinh năm 1890) nên lực bất tòng tâm không thể đi theo nghĩa quân mà chỉ biết ủng hộ bằng điều kiện vật chất có thể. 

Khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị Pháp dìm trong bể máu, Nguyễn Thái Học cùng 13 lãnh tụ cuộc khởi nghĩa bị Pháp tử hình ngày 17-6-1930 trong hào sảng: Chúng ta không thành công cũng thành nhân!

Sau sự kiện này, hai người anh em với cụ Ngữ là cụ Nhiêu Ngôn và cụ Cửu Quế đã bị Pháp bắt, một tống giam Hỏa Lò, một bị đày ra Côn Đảo. Để cứu họ, gia đình đã phải bán nhiều mẫu ruộng để có tiền lo lót các cụ mới thoát gông cùm lao lý.

Ngược dòng quá vãng là con sông chở đầy suy ngẫm. Là bóng dáng người xưa thấp thoáng con đò. Biết đâu bến sông kia từng neo đậu chiến thuyền cùng Yết Kiêu, Dã Tượng chờ đón chủ tướng Hưng Đạo Vương rút lui từ chiến địa Nội Bàng xuống thuyền về Lục Đầu, Kiếp Bạc. Biết đâu bến sông xưa đã bao lần đưa đón người anh hùng Thái Học đôi chốn đi về giữa hai vùng xứ Đông xứ Bắc. Vâng, biết đâu…

Cụ Trần Đình Ngữ đã thành người thiên cổ từ trên nửa thế kỷ trước, chúng tôi chỉ kịp cảm ơn người con trai cụ là ông Trần Đình Thái, nhờ ông mà chúng tôi thêm tỏ tường câu chuyện. Chúng tôi hiểu vì sao ông Trần Đình Thái, một cựu chiến binh từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, từng là một luật gia nhiều năm sống giữa phồn hoa đô hội mà chẳng thể xa rời Bồng Lai tiên cảnh, bởi trong ông luôn nặng lòng nguồn cội, luôn đậm tình huyền sử quê hương, cho dù:

Chỉ là một chốn nhỏ nhoi

Vô thường Phật có ngự nơi đất cằn.

Phát huy truyền thống, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang TP Bắc Giang vững mạnh
(BGĐT) - Ngày 20-12-1958, Thị đội Phủ Lạng Thương (tiền thân của Ban CHQS TP Bắc Giang) được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Bắc Giang không ngừng trưởng thành, lớn mạnh và có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị ở địa phương. 
 
Thám hoa Quách Nhẫn - vị khai khoa làng Song Khê
(BGĐT) - Làng Song Khê, xã Song Khê, huyện Yên Dũng xưa, nay thuộc TP Bắc Giang có thể coi là làng khoa bảng sớm nhất trong cả nước. Người khai khoa đầu tiên là Quách Nhẫn đỗ đệ nhất giáp, đệ tam danh Thám hoa khoa thi Thái học sinh năm Ất Hợi niên hiệu Bảo Phù 3 (1275).
 
Lúc nào tôi cũng hướng về quê hương
(BGĐT) - Rời ngôi nhà luôn rộn rã tiếng cười ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), suốt chặng đường về, tôi cứ miên man nghĩ về câu nói của bà Phạm Thị Bàng: Dù cuộc sống có gian khó hay khá giả, thì trái tim tôi vẫn đau đáu hướng về quê hương Bắc Giang. Quê hương chính là động lực thôi thúc tôi vươn lên trong cuộc sống.
 
Dấu xưa thành cổ
(BGĐT)- Phố Châu Xuyên, thành Dền xưa thuộc xã Thọ Châu, tổng Thọ Xương, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc, nay thuộc phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. 
 
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Quang Thuấn: Ở đâu cũng cần làm hết trách nhiệm, lương tâm của người thầy
(BGĐT) - 39 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, điều mà Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Quang Thuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Nguyên cảm thấy hạnh phúc nhất là học trò thành đạt, trở thành những người có ích cho xã hội.
 

Ngô Minh Bắc

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...