Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Khai mạc lễ hội kỷ niệm 134 năm khởi nghĩa Yên Thế

Cập nhật: 12:27 ngày 16/03/2018
(BGĐT) - Ngày 16 - 3, tại Đại bản doanh Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế (Bắc Giang) trang trọng tổ chức khai mạc lễ hội kỷ niệm 134 năm khởi nghĩa Yên Thế. 
{keywords}

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải và các đại biểu dâng hương tại đền Thề. 

Dự khai mạc có các đồng chí: Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Lê Thị Thu Hồng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Đức Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Sỹ Nhận, Bí thư Thành ủy Bắc Giang; Lâm Thị Hương Thành, Bí thư Huyện ủy Tân Yên và các đồng chí: Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Văn Núi, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng hương Bắc Giang tại Hà Nội; Trần Công Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện kết nghĩa, cùng hàng vạn người dân, du khách trẩy hội. 

Trong không khí trang trọng của buổi lễ, thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện trình bày diễn văn khai mạc ôn lại lịch sử hào hùng, vẻ vang, tinh thần bất khuất của nghĩa quân Yên Thế do Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm (1884-1913); tiếp tục khẳng định, tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử, đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo động lực trong các tầng lớp nhân dân tiếp tục xây dựng quê hương Yên Thế ngày càng giàu đẹp, văn minh.  

{keywords}

Hoạt cảnh tái hiện lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám. 

Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đẩy mạnh càn quét, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Bắc Kỳ; sau khi chiếm được Phủ Lạng Thương, quân Pháp tiến đánh Yên Thế để mở đường tấn công lên Thái Nguyên. Trên đường tiến vào vùng Yên Thế, địch đã bị nghĩa quân tập kích gây thiệt hại nặng nề và buộc phải rút quân. 

Với hai trận mở màn giành thắng lợi, ngày 16-3-1884, Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) đã cùng các nghĩa sĩ tổ chức lễ tế cờ tại đình Làng Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên ngày nay, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân Yên Thế chống lại triều đình phong kiến và thực dân Pháp xâm lược... 

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, Hoàng Hoa Thám đứng lên tiếp tục giương cao ngọn cờ khởi nghĩa. Dựa vào địa thế của núi rừng hiểm trở cùng với tài thao lược của mình, ông đã tổ chức nhiều trận đánh táo bạo, gan dạ, điển hình như các trận đánh các đồn Luộc Hạ, Hố Chuối, Hom, Phồn Xương, Khám Nghè, Cao Thượng... 

Khởi nghĩa Yên Thế được đánh giá là cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn, bền bỉ và oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc chống thực dân xâm lược trước khi có Đảng lãnh đạo. Mặc dù không đi đến thắng lợi cuối cùng nhưng đã thể hiện sức mạnh của nghĩa quân Yên Thế và cổ vũ cho khát vọng độc lập, tự do. 

{keywords}

Học sinh huyện Yên Thế đồng diễn võ thuật. 

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Thế không ngừng phấn đấu đưa Yên Thế trở thành huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; văn hóa - xã hội có bước phát triển vượt bậc, quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Những tiềm năng, thế mạnh của huyện được phát huy, các giá trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên đang được bảo tồn, gìn giữ. 

Sau diễn văn khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Yên Thế vang mãi bản hùng ca” có sự tham gia của đông đảo diễn viên, học sinh Nhà hát Chèo Bắc Giang, Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Chương trình nghệ thuật tái hiện tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh quật cường của nghĩa quân Yên Thế. Trong đó điểm nhấn là hoạt cảnh lễ tế cờ, phóng điểu của Hoàng Hoa Thám, màn biểu diễn võ thuật của học sinh trên địa bàn… 

Nhân dịp này, các đại biểu, nhân dân, du khách đã dâng hương tại đền Thề và đền Bà Ba (đồn Phồn Xương), tham quan Nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế, tham dự, chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa thể thao hấp dẫn như: Hội trại thanh niên, thi nấu cơm niêu, đập niêu, kéo co, bịt mắt bắt lợn, biểu diễn nghệ thuật rối nước, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi người mặc trang phục dân tộc đẹp, bắn nỏ, hát quan họ trên thuyền, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá nữ, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi trình diễn trang phục dân tộc đẹp…

Lễ hội diễn ra đến hết ngày 17- 3.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

{keywords}

Chương trình nghệ thuật tại lễ hội.

{keywords}

Thi thổi cơm niêu. 

{keywords}

Du khách xem nặn tò he. 

Nguyễn Hưởng

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...