Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gìn giữ, bảo vệ ao hồ

Cập nhật: 08:58 ngày 03/12/2021
(BGĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt và công bố danh mục 883 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc công bố này cần triển khai những biện pháp cấp thiết khác để gìn giữ, bảo vệ ao hồ.

Từ bao đời nay ao hồ có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất, đời sống đối với cả nông thôn và đô thị. Ao hồ không chỉ như chiếc máy điều hòa làm mát không khí mà còn giữ chức năng trong việc chống úng ngập cục bộ, giúp phát triển cây xanh, thảm cỏ, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên ở đô thị.

Còn ở nông thôn, ao hồ cung cấp nước tưới cho sản xuất, một số nơi còn giữ được quang cảnh ao hồ đẹp để tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa của làng, xã, khu dân cư. Đó còn là nơi lưu giữ hồn quê yêu dấu của biết bao thế hệ.

Tuy nhiên, trước sức ép của quá trình phát triển đô thị, phát triển khu dân cư và nhiều lý do khác, đáng chú ý là công tác quản lý ao hồ của chính quyền cơ sở bị buông lỏng nên nhiều ao hồ bị san lấp. Một số ao ở làng quê, trong khu dân cư trở thành nơi để các hộ dân xung quanh đổ rác thải, phế thải hoặc lấn chiếm. Có thể thấy, không riêng nơi nào mà ở hầu hết các địa phương ao hồ ngày càng giảm về số lượng và diện tích.

Hệ lụy của tình trạng trên gây nên ngập úng, ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, có nơi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp từ việc san lấp, lấn chiếm ao hồ.

Từ thực trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố, thông báo đến các sở, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố về danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp; hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố hằng năm rà soát, thống kê, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp.

Cùng đó, UBND các huyện, thành phố thông báo cho UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị có liên quan về danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp tại địa phương; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn liên quan tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; kiểm soát chặt chẽ các hành vi lấn chiếm hồ, ao, đầm xây dựng công trình trái phép, các hành vi khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước trái phép; báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Trên thực tế đã có những địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ ao hồ bằng cách xử lý, thu hồi các trường hợp lấn chiếm, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để nạo vét, kè bờ giúp ao hồ “hồi sinh”, phát huy được giá trị vốn có về cảnh quan, môi trường. Có một thực tế là khi các ao được cải tạo khuôn viên, cảnh quan khu dân cư sạch đẹp thì ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường chung ngày càng được nâng cao.

Cho nên cùng với những biện pháp mạnh từ văn bản trên của UBND tỉnh, ngành chức năng, chính quyền, đoàn thể các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ ao hồ; chung tay đóng góp để cải tạo, kè lát, chỉnh trang cảnh quan nhằm bảo vệ ao hồ hiệu quả.

Trần Anh
Nhân ngày môi trường thế giới 5/6: Kiểm soát ô nhiễm ao hồ, kênh mương
(BGĐT) - Ao hồ, kênh mương là công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp điều hòa không khí. Thế nhưng do khâu quản lý chưa hiệu quả, những năm gần đây, nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị xâm lấn bởi rác thải, chất thải dẫn tới ách tắc dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước. 
UBND xã Bảo Sơn (Lục Nam): Chưa giải quyết dứt điểm quyền lợi của người nhận thầu ao hồ
(BGĐT) - Mặc dù đã ký hợp đồng với UBND xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang), nộp 50 triệu đồng từ tháng 6/2019 thuê gần 13 nghìn m2 mặt nước để nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhưng đến nay, ông Chu Văn Tiệp ở thôn Quất Sơn vẫn chưa được sử dụng diện tích mặt nước đã thuê.
Thiếu nước về, các hồ thủy điện trên sông Đà đối mặt khô hạn
Theo tính toán, tổng lượng nước về trong giai đoạn mùa mưa năm nay trên nhánh sông Đà thiếu hụt khoảng 15 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm. Tình trạng trên khiến các hồ thủy điện trên sông Đà đối mặt với tình trạng khô hạn, khó khăn cho phát điện và cấp nước cho hạ du.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...