Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nông nghiệp thông minh, chuyên nghiệp

Cập nhật: 08:54 ngày 15/04/2021
(BGĐT) - Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là nông sản điển hình của cả nước, phát triển nông nghiệp Lục Ngạn là điển hình của tỉnh, vậy nên định hướng phát triển nông nghiệp của Lục Ngạn như thế nào là vấn đề được quan tâm tại buổi làm việc giữa Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Ngạn mới đây.

Một trong những vấn đề nan giải nhất của phát triển nông nghiệp nói chung là “tiêu thụ nông sản”. Điệp khúc “được mùa rớt giá”, “giải cứu nông sản” diễn ra ở nhiều nơi là nỗi lo của chính quyền, ngành chức năng và là nỗi phấp phỏng của nhiều người nông dân mỗi khi mùa màng bội thu.

Nói vải thiều Lục Ngạn là nông sản điển hình của cả nước và phát triển nông nghiệp Lục Ngạn là điển hình của tỉnh vì những năm gần đây hầu như đã tránh được điệp khúc buồn như trên.

Bài học kinh nghiệm rút ra là Lục Ngạn đã phát huy được lợi thế đất đai để phát triển vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hướng tới thị trường xuất khẩu; làm tốt công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản…

Việc vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, một thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới là câu chuyện truyền cảm hứng cho những ai quan tâm về sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt và được truyền thông quan tâm trong những ngày đầu năm 2021.

Câu chuyện này cũng được các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Ngạn với mục tiêu “Lục Ngạn phải quyết tâm xây dựng bằng được vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia kết hợp với phát triển du lịch. Cây ăn quả không chỉ lấy trái mà phải gắn với du lịch để tạo ra thu nhập cao”.

Với mục tiêu trên thì yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Và kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững trong bối cảnh phát triển kinh tế số, xã hội số hiện nay thì cần phải giải được bài toán xây dựng nền nông nghiệp thông minh, chuyên nghiệp.

Nền nông nghiệp thông minh, chuyên nghiệp được hình thành bởi ứng dụng công nghệ cao, từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bao bì, thương mại điện tử, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, bảo đảm an toàn; đồng thời tạo ra nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại từ bàn tay và khối óc của những người nông dân thông thái, chuyên nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, người nông dân luôn là người đầu tiên xuất phát trong tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp. Muốn có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp thì phải có người nông dân chuyên nghiệp, muốn có nền nông nghiệp thông minh thì phải có những người nông dân thông thái. Do vậy, cần phải có những quyết sách, đề án cụ thể để chuyển đổi tư duy, nhận thức của người nông dân trước.

Đối chiếu với những yêu cầu phát triển nền nông nghiệp thông minh, chuyên nghiệp nêu trên thì với những thành tựu nổi trội về phát triển nông nghiệp như hiện nay cộng với truyền thống chăm chỉ, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người nông dân thì Lục Ngạn xứng đáng là địa phương đi đầu.

Chính vì vậy mà Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái yêu cầu, thời gian tới, Lục Ngạn cần tập trung phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp an toàn, theo hướng hữu cơ. Tập trung tuyên truyền để thay đổi tư duy sản xuất cũ thì mới trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia, từ đó thu hút, phát triển du lịch.

Trần Anh

Sản xuất vải thiều xuất khẩu: Bám sát quy trình, nâng chất lượng sản phẩm
(BGĐT) - Cùng với tín hiệu vui về thị trường xuất khẩu vải thiều, những ngày này, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Giang và các địa phương trong tỉnh thường xuyên có mặt tại địa bàn được cấp mã vùng trồng xuất khẩu theo dõi, hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình chăm sóc, bảo đảm chất lượng quả vải.
Truy xuất nguồn gốc vải thiều: Làm tốt từ khâu sản xuất
(BGĐT) - Để vải thiều tiêu thụ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, nhất là thị trường Nhật Bản, cơ quan chuyên môn của tỉnh, các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang tập trung hướng dẫn, giám sát nhà vườn thực hiện nghiêm quy trình chăm sóc, bảo đảm các điều kiện để gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm theo đúng quy định.
Lục Ngạn: Hướng dẫn người dân phòng trừ sâu đục cuống quả vải thiều
(BGĐT) - Tuần qua, thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nắng ít, kèm theo mưa phùn ẩm ướt đã tạo điều kiện cho bọ xít, sâu đo, sâu róm, rệp muội, sâu đục cuống quả... phát triển và gây hại trên vải thiều ở giai đoạn tắt hoa - quả non. 
Lục Ngạn: 167 thương nhân Trung Quốc đăng ký cách ly y tế để thu mua vải thiều
(BGĐT) - Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), tính đến ngày 6/4, đã có 167 thương nhân Trung Quốc đăng ký cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 để thu mua vải thiều.
Vải thiều Lục Ngạn và câu chuyện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Phát triển tài sản trí tuệ, đưa sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vươn xa
(BGĐT) - Ngày 1/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn tiếp và làm việc với đoàn công tác Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT - Bộ Khoa học và Công nghệ) do Cục trưởng Đinh Hữu Phí làm trưởng đoàn. Cùng dự có đại diện nhiều cơ quan báo chí T.Ư.
Lục Ngạn: Chủ động phương án tiêu thụ vải thiều năm 2021
(BGĐT) - Chiều 1/4, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2021. Tham dự có đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ); một số sở, ngành tỉnh; các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) xuất - nhập khẩu, chợ đầu mối, một số hệ thống siêu thị trong nước.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...