Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tỉnh táo khi chọn nghề

Cập nhật: 10:54 ngày 12/06/2020
(BGĐT) - Thực tế những năm qua có không ít sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề của đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, hoặc không tìm được việc làm đúng ngành đào tạo. Để tránh thất nghiệp, hầu hết họ đầu quân làm công nhân cho các doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Trong số đó có cả những người có trình độ thạc sĩ nhưng không dám khai trong hồ sơ. Vì họ biết chủ doanh nghiệp không cần tuyển người có học vị cao vào làm công nhân lao động phổ thông.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chung quy chất lượng dạy và học đều chưa đáp ứng yêu cầu. Theo một số chuyên gia giáo dục, ngay từ khâu tuyển sinh đã có “vấn đề” như nhiều trường lấy điểm thi trúng tuyển rất thấp hoặc hạ tiêu chí xét tuyển qua học bạ dẫn đến chất lượng sinh viên “đầu vào” thấp, đương nhiên “đầu ra” không thể chất lượng cao. Có thể lấy ví dụ cùng đào tạo đội ngũ bác sĩ, một số trường đại học y lấy điểm trúng tuyển có khi chỉ bằng một phần hai, thậm chí bằng một phần ba số điểm của Trường đại học Y Hà Nội. Như vậy chất lượng nguồn nhân lực bác sĩ của các đơn vị đào tạo này sẽ rất chênh lệch. Theo một giám đốc doanh nghiệp may xuất khẩu, hiện có nhiều cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật ngành may mặc. Tuy nhiên khi tuyển dụng doanh nghiệp đều phải đào tạo lại mới sử dụng được số lao động đã có bằng cấp hẳn hoi đó.

Với nhiều trường đại học, cao đẳng, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhiều sinh viên cho rằng việc đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, số giờ thực hành, thực tập còn ít. Đó là chưa kể trang thiết bị, vật tư phục vụ thực hành chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của các nhà trường.

Bên cạnh đó, tình trạng tranh giành, lôi kéo thí sinh đăng ký dự thi hoặc đăng ký xét tuyển giữa các nhà trường diễn ra khá quyết liệt. Bằng chứng là đến ngày 8 và 9 tháng 8 học sinh lớp 12 mới thi tốt nghiệp THPT, nhưng từ tháng 5 đã có khá nhiều trường đại học gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh. Giữa lúc các em học sinh cần sự tập trung cao cho việc học tập, ôn luyện kiến thức thì việc chạy đua tuyển sinh của các trường đã làm các em phân tâm, lo lắng.

Hiện nay thị trường lao động đang rất khan hiếm nguồn nhân lực trình độ cao. Tuy nhiên, nếu không làm tốt công tác hướng nghiệp, các thí sinh không tỉnh táo trong chọn nghề, chọn trường, sẽ rất dễ mắc vào “bẫy” đào tạo, tức theo học mấy năm trời nhưng khi ra trường sinh viên vẫn chẳng tích lũy được mấy kiến thức, tay nghề… Thực tế đó vừa không đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của xã hội, vừa gây lãng phí rất lớn trong đào tạo, rất cần những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Trách nhiệm với bản thân
(BGĐT) - Mấy ngày nay, câu chuyện về một cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố ga ở xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) gây bức xúc trong dư luận. Cháu bé được người dân phát hiện trong tình trạng không có quần áo, hai mắt, mũi, miệng đang bị dòi bám dính. Người ta thương cháu bé bao nhiêu thì phẫn nộ và lên án người vứt bỏ cháu bấy nhiêu.
Bảo vệ trẻ khỏi đuối nước
(BGĐT) - Chiều 7/6, tại bể bơi Công Vinh ở thị trấn Thắng (huyện Hiệp Hòa) đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm một bé gái 8 tuổi thiệt mạng. Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi tai nạn đuối nước, nhất là vào những ngày nóng là điều mà chính quyền và người dân quan tâm.
Gìn giữ cây xanh
(BGĐT) - Mới đầu mùa mưa bão, mỗi khi trời nổi cơn giông là đây đó cây xanh gãy đổ trong sân trường, trên hè phố. Có vụ may mắn cây xanh quật xuống không gây ảnh hưởng gì, có vụ làm hư hại tài sản, làm bị thương người qua lại. 
Để ngày mùa, không lo tắc đường
(BGĐT) - Những ngày này, bà con nông dân đang tất bật thu hoạch lúa chiêm xuân và vải thiều. Mùa màng tốt tươi, lúa và vải thiều đều được mùa, năng suất, sản lượng và chất lượng đều hơn vụ trước khiến mọi người, mọi nhà đều vui. Nhưng băn khoăn là giao thông ách tắc, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông khi việc phơi thóc, rơm rạ và bày bán vải thiều ra cả lòng đường đang rất phổ biến ở hầu khắp các địa phương.

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...