Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gìn giữ cây xanh

Cập nhật: 08:45 ngày 09/06/2020
(BGĐT) - Mới đầu mùa mưa bão, mỗi khi trời nổi cơn giông là đây đó cây xanh gãy đổ trong sân trường, trên hè phố. Có vụ may mắn cây xanh quật xuống không gây ảnh hưởng gì, có vụ làm hư hại tài sản, làm bị thương người qua lại. 

Dư luận lo lắng hơn cả là liên tiếp cây phượng vỹ đổ trong trường học, nơi có nhiều học sinh học tập, vui chơi. Trong đó, đỉnh điểm là vụ cây phượng già tự dưng đổ sập tại một trường học ở thành phố Hồ Chí Minh làm bị thương 18 học sinh, trong đó có một em tử vong.

Sau một loạt vụ cây đổ, các bậc phụ huynh cảm thấy bất an mỗi khi con đến trường lớp có nhiều cây xanh, nhất là nhiều phượng vỹ. Tự nhiên cây xanh trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người. Thậm chí không ít phụ huynh căn dặn con phải cảnh giác với cây xanh, hãy tránh xa kẻo rước họa vào thân. Hơn thế, làn sóng kỳ thị phượng vỹ đã xuất hiện ở một số nơi. Liên tiếp những cây phượng vỹ tô điểm cho mái trường, sống mãi trong ký ức của lớp lớp thế hệ học trò bỗng nhiên bị đốn hạ.

Có rất nhiều lý do đưa ra để “bắt lỗi”, để lý giải cho việc chặt bỏ cây xanh như không bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, không phải cây xanh đô thị, không xanh tốt quanh năm như phượng, bằng lăng, bàng… rụng lá vào mùa đông…

Suy cho cùng cây xanh không có lỗi. Lỗi là ở con người. Nếu cây xanh không bị cắt cụt rễ, mỗi khi cây bị sâu bệnh đều được chữa trị kịp thời thì gió bão khó có thể quật đổ được chúng.

Đã bước vào mùa mưa bão, thay vì chặt bỏ, các địa phương, cơ quan, trường học cần kiểm tra, đánh giá thực trạng cây xanh để có phương án xử lý phù hợp như chằng chống bật gốc, cắt tỉa tạo tán, phòng trừ sâu bệnh… Để có một cây xanh cổ thụ tỏa bóng chúng ta phải mất rất nhiều công sức chăm sóc. Bác Hồ nói “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, tức là để cây xanh cho tác dụng hiệu quả, người trồng phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Vì vậy cần hạn chế tối đa việc đốn hạ cây, bởi không chỉ có tác dụng về môi trường sinh thái, cây xanh còn có ý nghĩa văn hóa tâm linh. Người xưa thường nói “cây gạo có ma, cây đa có thần”. Nhiều nơi đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ phong tục thờ thần cây, thần rừng, động viên con cháu bảo vệ rừng thiêng.

Cây xanh không thể thiếu trong thế giới tự nhiên, trở thành bản sắc, biểu tượng quê hương, xứ sở. Người dân thành phố Hải Phòng luôn tự hào với thương hiệu thành phố hoa phượng đỏ. Cây dầu đã đi vào tên địa danh của thành phố Thủ Dầu Một. Cây xanh làm nền cho thơ, ca, nhạc, họa. Trong tâm thức người Việt, hẳn mấy ai quên nơi chôn nhau, cắt rốn của mình có cây đa, bến nước, sân đình. Mấy ai qua tuổi học trò mà tâm hồn không vấn vương màu lửa hoa phượng vỹ. Cây xanh không có lỗi, hãy ứng xử với cây xanh một cách văn hóa.

Để ngày mùa, không lo tắc đường
(BGĐT) - Những ngày này, bà con nông dân đang tất bật thu hoạch lúa chiêm xuân và vải thiều. Mùa màng tốt tươi, lúa và vải thiều đều được mùa, năng suất, sản lượng và chất lượng đều hơn vụ trước khiến mọi người, mọi nhà đều vui. Nhưng băn khoăn là giao thông ách tắc, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông khi việc phơi thóc, rơm rạ và bày bán vải thiều ra cả lòng đường đang rất phổ biến ở hầu khắp các địa phương.
An toàn trong thanh toán điện tử
(BGĐT) - Tại các địa phương trong cả nước đang có nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày không tiền mặt 16/6. Vấn đề đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đang được các cấp, ngành quan tâm.
Giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
(BGĐT) - Nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức đã giảm nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao, vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà chính quyền các địa phương cần quan tâm để nâng hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...