Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Công sở không khói thuốc

Cập nhật: 08:10 ngày 26/05/2020
(BGĐT) - “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là dòng chữ cảnh báo xuất hiện ở khắp nơi, thậm chí ngay trên vỏ bao bì mỗi hộp thuốc. Tuy nhiên, việc biết có hại mà vẫn cố tình hút là “chuyện thường ngày ở huyện”. Đặc biệt, với các cơ quan, đơn vị, để thực hiện một công sở không khói thuốc là điều không đơn giản và cần có chế tài mạnh hơn nữa.

Không khó để nhận ra các biển báo “cấm hút thuốc” ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học. Ở nhiều nơi còn đưa cả nội dung về phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

Quy định, quy chế là vậy song trên thực tế, rất hiếm có đơn vị nào xử phạt hay hạ bậc thi đua với người hút thuốc lá nơi công sở. Ngay cả chuyện nhắc nhở người hút thuốc cũng xem là khá tế nhị, bởi gần như mọi người coi đó là sở thích, nhu cầu riêng của mỗi người, rất khó nói.

Có một cảm nhận chung ở những người “sống chung” với người hút thuốc lá là mùi hôi và khói thuốc gây ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt. Đơn cử trong phòng làm việc chung có người hút thuốc thì mọi vật dụng đều ám mùi thuốc, không khí đậm đặc. Chưa kể, nói về tác hại của thuốc lá đối với những người hút thuốc lá thụ động thì quả thật rất báo động.

Tổ chức Lao động quốc tế ước tính, mỗi năm có khoảng 200 nghìn người lao động tử vong do thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc. Khói thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh ở những người làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc.

Riêng ở Việt Nam, số liệu của Bệnh viện Ung bướu Trung ương cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm đến 96,8%. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ người sử dụng thuốc lá cao. Mỗi năm có đến 40 nghìn người Việt tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá, những năm qua, từ trung ương tới địa phương đã triển khai nhiều hoạt động và việc làm thiết thực nhằm ngăn ngừa, hạn chế khói thuốc xâm nhập cộng đồng, đặc biệt trong môi trường công sở; tuy vậy, kết quả chưa được như mong muốn.

Nhiều người đặt vấn đề, môi trường công sở là nơi dễ cụ thể hóa nhất Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá bởi có thể xử phạt được những người hút thuốc lá, nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó cương quyết. Chưa kể, nếu đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng của công chức, viên chức, người lao động; cuối năm có bình bầu, hạ bậc thi đua trong phân loại lao động thì chắc chắn sẽ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa người vi phạm.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực; lại đang trong Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5, Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và hơn hết, vì sức khỏe của chính mình và những người xung quanh, rất cần làm sạch khói thuốc lá trong cộng đồng và trước mắt, ở môi trường công sở để làm gương.

Những học sinh đặc biệt
(BGĐT) - Những ngày gần đây, việc một học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) bị cô giáo phê bình vì đi học sớm gây bức xúc dư luận. Chưa bàn đến chuyện ai đúng ai sai mà chỉ nhìn hình ảnh em đứng nép ngoài cổng trường giữa trưa nắng, nghe mẹ em trần tình về hoàn cảnh đã cảm thấy nhói lòng. 
Đừng biến mình thành nạn nhân
(BGĐT) - Không ít vụ chủ hụi (hay còn gọi là họ, phường…) ôm tiền bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đối tượng huy động vốn tuyên bố vỡ nợ…đã xảy ra. Thế nhưng, nhiều người vẫn không lấy đó làm bài học, tiếp tục tự biến mình thành nạn nhân chỉ vì tham lãi suất cao. 
Chung tay bảo vệ trẻ em
(BGĐT) - Tháng hành động vì trẻ em năm nay (diễn ra từ ngày 1 đến 30/6) được UBND tỉnh chỉ Bắc Giang đạo tổ chức thực hiện với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”. 

Hồng Sương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...