Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

“Giải cứu” người lao động mất việc làm

Cập nhật: 08:02 ngày 12/03/2020
(BGĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp phải dừng hoạt động, người lao động không có việc làm. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất vượt qua khó khăn, Chính phủ đang tích cực chỉ đạo thực hiện các gói “giải cứu” như giảm lãi suất, giãn nợ tín dụng, gia hạn thuế và tiền thuê đất…

Nhiều tổ chức, công dân cũng tích cực hưởng ứng các cuộc “giải cứu” dưa hấu, thanh long, tôm hùm…Còn một bộ phận đáng kể người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay có cần “giải cứu”?

Trong thực tế, khi doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh…nhà nước thường “giải cứu” bằng các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Các tổ chức, cá nhân cũng thể hiện tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ thông qua vận động mua sản phẩm, gỡ nút thắt trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp, nông dân. Nhờ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và cộng đồng, bước đầu một số nông sản đã được bao tiêu, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, do xuất nhập khẩu hàng hóa ngừng trệ, trong khi nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ của không ít doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào nước ngoài nên gặp nhiều khó khăn, thậm chí dừng hoạt động. Các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí…cũng gần như đóng cửa.

Theo Tổng Cục thống kê từ đầu năm đến nay cả nước có hơn 16.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, trong đó chủ yếu là chờ làm thủ tục giải thể, bình quân mỗi ngày có 473 doanh nghiệp dừng sản xuất, kinh doanh. Thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh cũng có hàng chục doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Mới đây, để “giải cứu” nền kinh tế, Chính phủ đã quyết định “bơm” gói tín dụng 285 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi và 30 nghìn tỷ đồng miễn giảm thuế cho doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid- 19. Cùng đó, Chính phủ sẽ xem xét giảm một số phí, lệ phí, đồng thời gia hạn 22.600 tỷ đồng tiền thuế và 4.500 tỷ tiền thuê đất cho doanh nghiệp.

Đành rằng chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ cũng chính nhằm giúp người lao động có việc làm và thu nhập. Tuy nhiên với con số mỗi ngày có hơn 470 doanh nghiệp ngừng hoạt động sẽ kéo theo hàng nghìn lao động mất việc làm. Hầu hết lao động ngành may, da giầy, du lịch, dịch vụ ăn, nghỉ, vận tải hành khách…đều gặp khó khăn do thất nghiệp. 

Trước thực trạng đó, đông đảo người lao động mong muốn các cấp, ngành, đoàn thể, cộng đồng quan tâm, có biện pháp “giải cứu” thông qua giúp đỡ tìm kiếm việc làm, cho vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình, chăm lo an sinh xã hội để cùng vượt qua khó khăn trong mùa dịch.

Bắc Giang: Hơn 2 tỷ đồng cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm
(BGĐT)- Thông tin từ Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang, thực hiện việc sử dụng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, đến nay trên địa bàn tỉnh có 34 dự án của HTX và thành viên HTX vay vốn với tổng dư nợ hơn 2 tỷ đồng.
Lực lượng Công an Bắc Giang: Những chiến công và việc làm vì dân
(BGĐT) - Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam vinh dự được Bác Hồ gửi thư căn dặn với Sáu điều cốt lõi. Bắc Giang tự hào là nơi khởi nguồn bức thư này, cũng là nơi xây dựng Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy người Công an cách mạng. Vì vậy đối với lực lượng Công an tỉnh, việc học và làm theo Bác càng trở nên có ý nghĩa.
Yên Dũng thêm nhiều việc làm tốt, ý nghĩa
(BGĐT)- Ở Đảng bộ huyện Yên Dũng (Bắc Giang) trong những năm qua, học tập và làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên ở mỗi tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân. Từ thực tiễn đã lan tỏa những việc làm tốt góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thêm cơ hội tiếp cận quỹ quốc gia về việc làm
(BGĐT) - Ra đời từ năm 1992, Quỹ quốc gia về việc làm (QQGVVL) đã góp phần quan trọng hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thông qua việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. 
Quỹ quốc gia về việc làm: Thêm sinh kế cho đoàn viên Bắc Giang
(BGĐT) - Phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, kinh doanh dịch vụ... mang lại nguồn thu đáng kể, cải thiện đời sống cho nhiều đoàn viên công đoàn trên địa bàn tỉnh. Các dự án này được hỗ trợ từ vốn vay ưu đãi của Quỹ quốc gia về việc làm (gọi tắt là Quỹ) thông qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang.  
Khu vực hợp tác xã tạo ra 2,5 triệu việc làm cho xã hội
Khu vực HTX hiện tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2,5 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 45 triệu đồng/năm.
Nhiều việc làm thiết thực vì người nghèo
Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo” của tỉnh Bắc Giang tổ chức hằng năm, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) đã đi đầu trong việc ủng hộ nguồn lực tài chính; có cách thức hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho người nghèo.
Khu vực kinh tế hợp tác tạo ra 2,5 triệu việc làm cho xã hội
Việt Nam đã có tổng số 23.905 hợp tác xã và tạo ra việc làm thường xuyên cho khoảng 2,5 triệu lao động với mức thu nhập bình quân của 45 triệu đồng/năm.

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...