Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 31 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không còn biên chế suốt đời

Cập nhật: 09:04 ngày 27/11/2019
(BGĐT) - Với 88,2% số đại biểu tán thành, chiều 25-11, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Một trong những điểm mới của luật này là sẽ bỏ "viên chức suốt đời" để thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức.

Theo đó, quy định thời hạn hợp đồng với viên chức là 12 - 60 tháng. Trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức. 

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp không ký tiếp hợp đồng thì người đứng đầu đơn vị phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Cũng theo luật mới, chỉ có 3 đối tượng được hưởng chế độ “viên chức suốt đời” là: cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn và những người đã có hợp đồng không xác định thời hạn từ trước khi luật có hiệu lực.

Lâu nay, không ít người có tư tưởng vào biên chế nhà nước là “ấm chân” đến già, có vào mà không có ra. Không ít lần trên diễn đàn đề cập chuyện công chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hiệu quả công việc thấp, trì trệ, nhiều khi còn chống đối, cản trở sự phát triển. Chưa kể công cuộc tinh giản biên chế ở nhiều nơi không hiệu quả, thậm chí còn phình to ra, nơi thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu.

Bỏ biên chế suốt đời là quy định được đánh giá cần thiết trong lúc này với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức bằng việc trả lương theo vị trí việc làm. Ai có năng lực, có cống hiến sẽ được trả lương đúng với giá trị lao động họ bỏ ra. Và như vậy, đương nhiên có vào và có ra, ai không làm được việc, năng suất chất lượng công việc thấp có nguy cơ bị đào thải.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 dù mới thông qua đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Sẽ có người đồng tình, người không vì nhiều lý do song rõ ràng, nếu thực hiện nghiêm theo luật này sẽ khuyến khích được người làm việc hiệu quả, giữ chân người tài. Đây cũng là “cái gậy” để đưa những cán bộ viên chức yếu kém, cơ hội ra khỏi bộ máy, góp phần vào công cuộc cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Cải cách lương: Tất cả công chức, viên chức đều được tăng lương
Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Nguyễn Quang Dũng khẳng định: Đề án cải cách tiền lương sẽ tạo ra một mặt bằng mới là tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.
Viên chức 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 08/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW (ngày 25-10-2017) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Quốc hội chốt tăng tuổi nghỉ hưu, thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm
Sáng 20-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, với 90,06 % số đại biểu tán thành. Phương án tăng tuổi nghỉ hưu, bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ trong năm cũng được sự đồng thuận, thông qua.
Quốc hội chốt độ tuổi quân nhân dự bị động viên trong thời bình
Luật Lực lượng dự bị động viên mới được Quốc hội thông qua quy định cụ thể độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình.

Hồng Tâm

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...