Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Loại bỏ “tham nhũng vặt”

Cập nhật: 07:29 ngày 17/06/2019
(BGĐT) - Gần đây, trên diễn đàn Quốc hội hay các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về tệ “tham nhũng vặt”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri đã ví nó như bệnh “ghẻ ruồi”, rất khó chịu. Dù không “cháy nhà chết người”, hậu quả để lại không như các đại án tham nhũng nhưng bệnh “ghẻ ruồi” có sức gây hại lớn đối với xã hội, làm cho người ta mất niềm tin.

Có thể thấy bệnh “ghẻ ruồi” xuất hiện và tồn tại ở nhiều nơi, ở nhiều cấp, nhiều ngành. Biểu hiện rõ nhất là nạn “lót tay’, “bôi trơn’ để được việc khi giao dịch với cơ quan công quyền. Xin giấy phép xây dựng, làm giấy tờ nhà đất, nếu không muốn đi lại lòng vòng, chờ đợi dài cổ, phải có tí gọi là…bồi dưỡng. Vào viện muốn tiêm không đau, muốn được các y, bác sĩ quan tâm, cũng rất cần cái “phòng bì”. Các lĩnh vực khác như giáo dục, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, đấu thầu, một cửa… là những nơi rất dễ xảy ra “tham nhũng vặt”.

Nhận diện bệnh “tham nhũng vặt” không khó, ai cũng biết nhưng để đấu tranh với nó, tố cáo nó thì vì nhiều lý do, ngại va chạm, sợ không được việc, sợ bị trù dập mà đa phần người ta đều bỏ qua và chấp nhận “sống chung”. Và như vậy, bệnh “ghẻ ruồi” càng có cơ hội hoành hành, ngang nhiên diễn ra khiến không ít cán bộ bị tha hóa, biến chất; còn người dân thì mất niềm tin vào bộ máy công quyền; là cơ hội, mầm mống của tham nhũng lớn.

Làm gì để “tuyên chiến” với bệnh “ghẻ ruồi”? Mới đây, Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức tọa đàm về nội dung này và nhận được khá nhiều ý kiến đóng góp. Đa số phát biểu đều nhấn mạnh: Một khi người dân chấp nhận “sống chung” với “tham nhũng vặt”, chấp nhận chung chi, bôi trơn có nghĩa là vẫn còn đất sống cho bệnh "ghẻ ruồi". Do đó, rất cần sự thay đổi nhận thức và hành động của người dân với hiện tượng xã hội không tốt đẹp này.

Một vấn đề khác đặt ra đó là thủ tục hành chính nếu còn rườm rà, còn để cán bộ, công chức tiếp xúc nhiều với người dân khi thi hành công vụ cũng là môi trường thuận lợi để “tham nhũng vặt” phát triển. Cùng đó, khi chế độ tiền lương chưa được cải thiện, chưa gắn với trách nhiệm công vụ của công chức thì cũng rất khó để cán bộ “thẳng tay” khi xử lý công việc, bỏ qua việc “bôi trơn”…

Nhiều người cho rằng, tham nhũng tồn tại cùng quyền hành và thế lực. Một người dân thường muốn tham nhũng cũng khó có gì để tham nhũng do đó trách nhiệm, sự nêu gương của người đứng đầu là rất quan trọng; trên có nghiêm mới nói được dưới, dưới sợ không dám làm. Đã đến lúc chúng ta cần loại bỏ bệnh “ghẻ ruồi”, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch để thực sự xứng đáng là những công bộc của dân.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng vặt
(BGĐT)- Hiện nay, "tham nhũng vặt" xảy ra khá phổ biến, trên tất cả các lĩnh vực, len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, biểu hiện rõ nhất là nạn “lót tay”, “bôi trơn” để được việc khi giao dịch với cơ quan công quyền... Ngày 12-6, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tọa đàm chuyên đề: "Phòng chống “tham nhũng vặt”, thực trạng và giải pháp". 
Phó Thủ tướng “điểm tên” nhiều vụ án tham nhũng lớn trước Quốc hội
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, cơ quan chức năng đã điều tra phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng.
Đại biểu Quốc hội: Tham nhũng gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng thì tử hình cũng chưa đủ sức răn đe
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho rằng đối với những kẻ tham nhũng gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng thì bản án cao nhất là tử hình vẫn chưa đủ sức răn đe.
Nguyên giám đốc sở vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng
Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai: “Ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai là người quản lý và chỉ đạo trực tiếp đối với Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai và “Dự án nhân rộng mô hình sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP”. 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Ngành Nội chính không chịu sức ép của tổ chức, cá nhân nào khi tham mưu về chống tham nhũng
Sáng 22-1, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2018, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019.
Phòng, chống “tham nhũng vặt”
(BGĐT)- Trong khi nhiều vụ án tham nhũng lớn bị điều tra, đưa ra xét xử tạo niềm tin trong nhân dân thì nạn “tham nhũng vặt” như “ghẻ ruồi” còn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội.
Ngăn chặn tham nhũng vặt, điểm nóng an ninh trật tự và buôn lậu
(BGĐT) - Ngày 21-1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của các ban chỉ đạo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Sáng 21-1, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo, để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018, đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Hồng Tâm

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...