Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trách nhiệm người làm luật

Cập nhật: 13:59 ngày 03/04/2019
(BGĐT) - Thông tư 02/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam” với những quy định như lợn không được ăn chuối, thỏ không được ăn cà rốt… vừa ban hành đã bị “tuýt còi” vì không khả thi. 

Những văn bản quy phạm pháp luật kiểu này không hiếm, không chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện năng lực của người ban hành pháp luật rất “có vấn đề”.

Trước đây, những ý tưởng quản lý “trên trời” như bán thịt trong vòng 8 tiếng; phạt 5 triệu đồng nếu sử dụng điện thoại ở cây xăng; ngực lép không được lái xe, ngực càng to càng được lái xe lớn... là những quy định chưa ra đời đã chết yểu vì xa rời cuộc sống thực tế. 

Lại có những văn bản “cười ra nước mắt” như cộng điểm thi đại học cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; sinh viên sư phạm bán dâm bốn lần mới bị đuổi học; người ăn bẩn sẽ bị phạt; cảnh sát giao thông không được mang quá 100.000 đồng/ngày khi thi hành nhiệm vụ; nhân viên trạm thu phí đường bộ phải khâu túi quần, túi áo trong lúc đi làm (để phòng ngừa tiêu cực)...

Những quy định như thế ngay từ dự thảo đã vấp phải sự phản ứng của người dân vì không cần thiết, không hợp lý, không khả thi và trong nhiều trường hợp còn trái luật, vi phạm quyền công dân... Trong số đó, có văn bản được ban hành rồi thì bị “bỏ quên”, không ai thực hiện và cũng không được cơ quan nào đình chỉ hiệu lực thi hành hoặc bãi bỏ, sửa chữa…

Trong nhiều báo cáo, Bộ Tư pháp cho biết ngày càng nhiều văn bản trái luật. Theo quy định thì văn bản khi ban hành đều được góp ý kiến công khai. Tuy nhiên, do có quá nhiều văn bản được ban hành, tác động đến những đối tượng khác nhau nên việc mỗi người dân chủ động tìm hiểu để góp ý là rất hạn chế. Chưa kể, việc góp ý có được tiếp thu hay không hay chỉ nghe xong để đấy cũng khiến người dân thờ ơ, ngại đóng góp.

Với chức năng là cơ quan soạn thảo văn bản, tốt hơn hết là ngay từ đầu, quy định “trên trời” không xuất hiện trong dự thảo. Điều này đòi hỏi năng lực của người làm chính sách, cả thực tiễn đời sống lẫn năng lực lắng nghe và tư duy quản lý, không cục bộ, không có tư tưởng không quản được thì cấm.

Một đại biểu Quốc hội khi đề cập tới những văn bản chưa ban hành đã phải rút lại cho rằng, một bộ phận cán bộ quan liêu, ngồi trong phòng lạnh để ban hành những quy định “trên trời”. Vậy nên rất cần quy trách nhiệm của những cán bộ bàn giấy, ngồi phòng lạnh này, vì văn bản ra hay chưa ra đều ảnh hưởng tiêu cực tới người dân, doanh nghiệp và cả xã hội.

Hồng Sương

Dừng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa yêu cầu các đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi dừng nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng.
 
Bắc Giang: Phát hiện thêm một mẫu thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng
(BGĐT) - Đoàn Liên ngành kiểm tra sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, thuốc thú y, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tỉnh vừa lấy 3 mẫu thức ăn chăn nuôi tại một cửa hàng kinh doanh tại xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên (Bắc Giang) phân tích. 
 
Lập lờ chất lượng thức ăn chăn nuôi
(BGĐT) - Giá lợn hơi tăng, giá gia cầm ổn định đã khuyến khích người dân tăng đàn. Đây cũng là thời điểm thị trường thức ăn chăn nuôi khá sôi động song chất lượng hàng hóa lại khiến người tiêu dùng lo ngại.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...