Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đừng im lặng

Cập nhật: 07:58 ngày 26/11/2018
(BGĐT)- Hãy hành động để chấm dứt bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại; Hãy lên tiếng khi bị bạo lực; Mọi người sẽ giúp bạn… Đó là những thông điệp gửi đến tất cả mọi người trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đang diễn ra.

Theo thống kê của của cơ quan chức năng, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có gần 100 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Điều đáng lưu ý là những người phụ nữ và trẻ em bị bạo hành phải trải qua nhiều nỗi đau về tinh thần và thể xác nhưng cứ cam chịu, không dám chia sẻ với ai. Rất nhiều phụ nữ sau khi chịu những tổn thương nặng nề mới lên tiếng.

Tổ ấm gia đình là nơi chia sẻ yêu thương, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, thế nhưng, trong nhiều trường hợp, bạo lực đã biến gia đình thành “địa ngục trần gian”, làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, thậm chí làm nhiều gia đình tan vỡ, nhiều đứa trẻ bất hạnh.

Như vậy, dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn thiệt hại về kinh tế - xã hội.

Mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, nguyên nhân dẫn đến việc bạo hành cũng không giống nhau, nhưng nạn nhân chủ yếu là ở nhóm phụ nữ, trẻ em. Sự tồn tại của bạo lực gia đình có liên quan đến nhận thức không đầy đủ của người dân, sự quan tâm chưa đầy đủ ở một số cơ quan có thẩm quyền về hành vi bạo lực gia đình.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do sự cam chịu của người phụ nữ trong gia đình, không muốn tố cáo, không muốn “vạch áo cho người xem lưng”, vì sợ xấu hổ với người thân và làng xóm, cộng thêm sự bất bình đẳng giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, quan niệm gia trưởng ít nhiều vẫn tồn tại trong xã hội.

Luật pháp có quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc giải quyết và xử lý bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ở một số địa phương, nhận thức và cách xử lý vấn đề của nhiều cán bộ chưa thực sự thấu đáo và kịp thời khiến cho người phụ nữ cảm thấy tổn thương trong khi cố tìm cách thoát khỏi bạo hành.

Để giảm thiểu và xóa bỏ những câu chuyện đáng tiếc xảy ra, cần có sự chung tay của cả xã hội và sự lên tiếng của tất cả mọi người. Thay đổi nhận thức là điều được nhắc tới nhiều nhất trong câu hỏi làm thế nào để phòng ngừa bạo hành giới với phụ nữ và trẻ em. Để làm được điều này cần đẩy mạnh tuyên truyền những quy định của pháp luật đối với vấn đề quyền của phụ nữ, trẻ em; đừng im lặng mà cần sự lên tiếng của tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị bạo hành và chứng kiến bạo hành.

Cùng đó các tổ chức đoàn thể cần có nhiều biện pháp hơn nữa để giúp gia đình luôn giữ được ngọn lửa ấm áp, bình yên; sự quan tâm, chia sẻ quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, cách phòng tránh các xung đột dẫn đến bạo lực gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Tiếp tục thực hiện tốt Luật phòng, chống bạo lực gia đình
(BGĐT) - Đó là ý kiến của ông Tạ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình diễn ra sáng ngày 11-9.
 
Đa dạng mô hình hoạt động, kéo giảm bạo lực gia đình
(BGĐT) - Sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bắc Giang được đánh giá là địa phương có nhiều biện pháp tích cực làm giảm mạnh số vụ bạo lực. 
 
Đề xuất sửa đổi một số quy định về quản lý lao động, phòng chống bạo lực gia đình
(BGĐT) - Ngày 23-3, đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội do đồng chí Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực làm trưởng đoàn tiếp tục giám sát một số chuyên đề tại tỉnh.
 
Hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con người", do Quỹ Dân số của Liên Hợp quốc (UNFPA) tài trợ.
 
Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình: Tập trung vào đối tượng nguy cơ cao
(BGĐT) - Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh có số vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) ở mức tương đối cao, nhất là những vụ có tính chất nghiêm trọng. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28 - 6, Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Dương Hồng Cơ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh.
 
80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình
Ngày 30-5, tại Quảng trường Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). Tham dự có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cùng đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 
 
Bạo lực gia đình: Không còn là chuyện sau cánh cửa
(BGĐT) - Mặc dù công tác phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên địa bàn tỉnh  Bắc Giang những năm qua đã được chú trọng hơn nhưng Bắc Giang vẫn nằm trong nhóm tỉnh có số vụ BLGĐ ở mức cao, nhất là những vụ có tính chất nghiêm trọng, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. Nhiều trường hợp đã không còn là chuyện riêng của mỗi nhà mà trở thành vụ án hình sự, thậm chí án mạng.
 
Hội thảo về phòng, chống bạo lực gia đình
(BGĐT) - Hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25-11, ngày 16-11, T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo "Cơ chế phối hợp thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình" tại xã Ngọc Lý. 
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...