Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những ống khói trên trời

Cập nhật: 10:14 ngày 09/11/2018
(BGĐT) - Đang vào mùa hanh khô nên không khó để bắt gặp cảnh người dân đốt rác, lá cây ngay bên đường, trong công viên. Những ống khói giữa đường này tưởng chừng như vô hại song trên thực tế, nó phát sinh nhiều chất độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Gần khu nhà tôi ở có trồng một hàng keo. Mùa này cả lá và hoa rụng nhiều nên sáng quét, chiều lá khô đã ngập đường. Một số người tận dụng lá khô gom lại đốt để lấy tro bón ruộng rau. Chiều nào cũng thế, đi làm về là khói bay mù mịt, đóng các loại cửa vẫn cảm thấy khó thở. Chưa kể, nhiều loại túi bóng, vỏ hộp sữa của trẻ nhỏ đi học qua vứt đấy cũng được vứt tất vào đốt càng làm cho khói quẩn quanh, rất khó chịu.

Hay ngay như Công viên Hoàng Hoa Thám (TP Bắc Giang) thời gian gần đây đang được tổng vệ sinh, phát quang cây, cỏ dại. Nhiều lùm cây tốt um, cây dại mọc ngang lưng người nay được rạc, cắt gọn gàng, cảnh quan công viên sạch đẹp, phong quang hẳn. Tuy nhiên, do lượng cây khô nhiều nên chiều đến, gom đủ đống rác to là công nhân lại châm lửa đốt, khói đen kịt một góc, gây ảnh hưởng không nhỏ cho người dân đi bộ, tập thể dục, dạo chơi trong công viên.

Trên nhiều tuyến đường, kể cả cao tốc, việc người dân đốt rơm rạ, lá cây, rác thải sinh hoạt, các phụ phẩm nông nghiệp…diễn ra khá phổ biến. Chưa thấy chính quyền địa phương hay cơ quan đoàn thể nào đứng ra nhắc nhở, ngăn cản và xử lý nên người qua đường chỉ biết bịt miệng nín thở khi đi qua hoặc chấp nhận “sống chung” với những ống khói đó.

Các nhà khoa học từng cảnh báo về thói quen chết người này, đó là do việc đốt phế phẩm ở nhiệt độ thấp, thời gian không đủ để đốt cháy hoàn toàn nên phát thải rất nhiều chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại như: Dioxin, cyanide, phenol… trong khói bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Chưa kể bụi mịn đang là một trong sáu yếu tố chính gây ra ô nhiễm không khí và được xem là yếu tố gây ô nhiễm trầm trọng nhất.

Thực tế lá cây khô hay rơm rạ, rác thải sinh hoạt sau phân loại đều có tác dụng với đời sống. Nhiều mô hình sử dụng một số hóa chất sinh học tăng khả năng phân hủy của sinh khối; tận dụng vỏ trấu, rơm làm chất đốt như than nén thay thế than củi; làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi, bể biogas v.v…

Chẳng có gì là bỏ đi nếu chúng ta biết tận dụng và sử dụng đúng mục đích, khoa học. Thay vì tùy tiện đốt, tạo ra những ống khói ô nhiễm trên trời, nguy hại cho chính bản thân và cộng đồng, chúng ta có thể nhân rộng những mô hình hiệu quả và hữu ích để làm cho môi trường sống quanh ta trong lành hơn.

Cánh đồng không khói
(BGĐT) - Đốt rơm rạ ngay tại đồng sau khi thu hoạch lúa là thói quen của nông dân nhiều địa phương. Tuy không mới nhưng đây là vấn đề đáng quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới môi trường, đời sống, sức khỏe của người dân, thậm chí là nguyên nhân gây tai nạn giao thông do che khuất tầm nhìn.
 
Khói độc tại các đám cháy giết người nhanh như thế nào?
Khí CO từ các đám cháy không chỉ cướp đi sinh mạng của các nạn nhân mà còn phát tán ra không khí, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
 

Hương Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...