Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đất mệt

Cập nhật: 08:34 ngày 20/09/2018
(BGĐT)- “Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta”, câu thơ ca ngợi sự cần cù lao động của người nông dân bao đời nay. Nhưng, ở nhiều nơi, giờ đây đất đã “mệt” rồi, cần phải cho nghỉ ngơi mới nâng cao hiệu quả sản xuất và tránh nhiều hệ lụy. 

Nhà văn Đỗ Chu tham quan châu Âu về kể rằng ở bên đó có nhiều cánh đồng thẳng cánh cò bay nhưng họ để cho cỏ mọc nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

Chẳng phải là văn minh châu Âu xa xôi, giàu có nên họ cho đất nghỉ mà ngay như Thái Lan ở gần ta là nước làm nông nghiệp giỏi mà theo như ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thì bên ấy họ cũng chỉ làm một vụ lúa một năm vì sợ đất mệt.

“Trông người lại ngẫm đến ta”, nhiều nơi trong tỉnh đẩy mạnh luân canh tăng vụ, hai vụ lúa, một vụ màu hoặc ba vụ màu… Trong khi kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế,  người sản xuất đã có những tác động sai lầm vào đời sống của hệ vi sinh vật đất làm cho đất ngày càng bị thoái hoá, cằn cỗi. 

Tập quán canh tác như không bón bổ sung các loại phân hữu cơ  làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, không phù hợp cho các loài vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, làm giảm độ phì của đất; những mảnh đất này sau một thời gian canh tác sẽ bị nghèo kiệt về dinh dưỡng.

Trong quá trình thâm canh, do áp lực về năng suất đã bón quá nhiều phân hoá học là một trong những tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. Như vậy dinh dưỡng của đất trở nên cạn kiệt, làm cho cây trồng ngày càng phải phụ thuộc vào phân hoá học và hiệu quả của phân hoá học ngày càng giảm đi theo thời gian của quá trình canh tác.

“Khoai đất lạ, mạ đất quen”, có lẽ trong những cây ngắn ngày, không chỉ khoai mà hầu hết các cây trồng đều cần được thay thế ở những chân ruộng lạ thì sinh trưởng mới tốt và phòng, tránh được sâu bệnh, dịch hại. Nhưng do tần suất mùa vụ cao, cây không được chuyển đổi ở chân ruộng mới nên việc phòng trừ dịch hại dựa chủ yếu vào thuốc bảo vệ thực vật. Hệ lụy của nó như nêu trên là  tác nhân chủ yếu huỷ diệt hệ vi sinh vật đất. 

Hiện nay, ở một số vùng trọng điểm cây ăn quả như Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn… có nhiều hộ để mật độ cây quá dày nên phải bón nhiều phân hóa học và sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cần được đốn, tỉa để tránh hệ quả xấu làm cho đất bị nghèo kiệt. Các vùng trọng điểm rau màu như Bảo Đài (Lục Nam), Cảnh Thụy (Yên Dũng)... cũng cần tính toán việc canh tác hợp lý tránh quá tải cho đất. 

Để làm giàu dinh dưỡng cũng như tăng cường hệ vi sinh vật đất đòi hỏi người sản xuất cần phải nhận thức đúng những biện pháp canh tác có lợi như tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục, hạn chế sử dụng các loại phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, có biện pháp hữu hiệu chống rửa trôi và xói mòn đất canh tác.... Làm sao để đất không bị “mệt” chính là cơ sở khoa học cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Hỗ trợ nuôi cá thâm canh an toàn sinh học
(BGĐT) - Trạm Khuyến nông huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình hỗ trợ "nuôi cá thâm canh bảo đảm an toàn sinh học trong điều kiện khó thay nước"; quy mô 4 nghìn m2 với 8 nghìn cá giống các loại: Rô phi, chép, mè tại xã Cao Thượng. 
 
Nghiệm thu mô hình thâm canh cam an toàn
(BGĐT) - Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế (Bắc Giang) vừa nghiệm thu mô hình “Trồng thâm canh cam an toàn theo hướng VietGAP trên giống cam Vinh, V2” tại xã Hồng Kỳ và Đồng Kỳ. 
 
Tuyển chọn, nhân giống vú sữa ở Tân Yên: Mở hướng thâm canh, nâng thu nhập
(BGĐT) - Với mục tiêu nhân giống vú sữa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn huyện Tân Yên (Bắc Giang), Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề tài "Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây vú sữa". Sau gần hai năm thực hiện, đến nay dự án đã mang lại kết quả khả quan. 
 
Tích tụ ruộng đất, tăng hiệu quả canh tác: Kỳ 1 - Ruộng rộng, lợi nhuận lớn
(BGĐT) - Chưa có quy định, cơ chế cụ thể về tích tụ ruộng đất song với sự năng động, nhạy bén, nhiều tổ chức, cá nhân trong tỉnh Bắc Giang đã mạnh dạn thuê, góp đất, mượn ruộng để canh tác trên quy mô lớn. Điều này mang lại lợi ích kép, hình thành thêm nhiều vùng sản xuất tập trung, có liên kết chặt chẽ, ổn định đầu ra của sản phẩm.
 
Tích tụ ruộng đất, tăng hiệu quả canh tác: Kỳ 2 - Xóa những rào cản
(BGĐT) - Tích tụ ruộng đất quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại là hướng đi tất yếu trong xu thế phát triển ngành nông nghiệp. Để nhân rộng mô hình này cần các giải pháp đồng bộ, trong đó mấu chốt là ban hành cơ chế chính sách và bảo đảm hài hoà quyền lợi của cả nông dân và doanh nghiệp (DN).
 

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...