Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mong mỏi của cử tri

Cập nhật: 08:12 ngày 21/05/2018
(BGĐT) - Hôm nay, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc. Theo chương trình, trong thời gian 20 ngày, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp, hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định các vấn đề KT-XH cùng một số nội dung quan trọng khác.

Một vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm ở kỳ họp này là Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật lớn liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội. Với thời gian khoảng 12 ngày, Quốc hội xem xét thông qua 8 dự án luật, một dự thảo nghị quyết và cho ý kiến lần đầu vào 8 dự án luật. Trong số 16 dự án luật này, có những dự án luật thiết thân với nhiều người và được cử tri đặt nhiều kỳ vọng như: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt…

Bà Lê Thị Thu Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khu vực tỉnh Bắc Giang cho biết: Khi tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri bày tỏ mong muốn Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua các dự án luật lần này phải xuất phát từ thực tế, nguyện vọng của người dân và sớm đi vào cuộc sống.

Mong mỏi này của cử tri là hoàn toàn chính đáng và có cơ sở bởi trên thực tế, có không ít luật và văn bản quy phạm pháp luật vừa mới ban hành đã không sát với thực tiễn và không được cuộc sống đón nhận. Đơn cử như Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2013 cộng điểm cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 khi thi đại học. Ngay khi ban hành, Thông tư đã vấp phải sự phản ứng của người dân và qua 5 năm thực hiện, có lẽ chưa có trường hợp nào được hưởng vì nó quá xa rời thực tiễn.

Hay như Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 cũng khó xác định khi quy định cha mẹ đăng tải thông tin của trẻ từ 7 tuổi trở lên lên mạng xã hội nếu không được sự đồng ý của trẻ là vi phạm pháp luật. Thực tế thì giữa cha mẹ và con cái khó có thể lập một giao dịch dân sự và vì thế trên mạng xã hội vẫn ngập tràn hình ảnh trẻ em mà không biết các em có đồng ý cho cha mẹ đăng hay không và đã có ông bố bà mẹ nào bị xử phạt về điều này hay chưa.

Còn nhiều điều quy định trong luật, nghị quyết, các thông tư, hướng dẫn… vừa ra đời đã thấy khó đi vào thực tiễn, xa thực tiễn nên mong mỏi của cử tri ở một kỳ Quốc hội cơ bản bàn và thông qua các dự án luật quan trọng là chính đáng và xin được chuyển đến, trước kỳ họp Quốc hội.

Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...