Thứ tư, 01/05/2024
Bắc giang 24 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không giảm giá

Cập nhật: 08:48 ngày 06/12/2017
(BGĐT) - Bộ Công thương vừa phát đi thông báo về việc tăng giá điện. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân mới được áp dụng là 1.720, 65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08 % so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thời điểm điều chỉnh từ ngày 1-12-2017.

Đại diện Bộ này lý giải, việc điều chỉnh giá bán điện được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016, trong đó có xem xét đến các yếu tố tăng, giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016, cộng với chi phí ước thực hiện năm 2017. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá còn căn cứ theo mức giá cho từng nhóm khách hàng...

Với mức tăng 6,08%, theo biểu giá bậc thang, ai dùng nhiều tăng nhiều, ai dùng ít tăng ít. Cụ thể, nhóm hộ dùng từ 201 đến 300 kWh/tháng là 23.600 đồng. Hộ dùng 301 đến 400 kWh là 34.800 đồng... Lũy tiến theo cách tính này thì người lao động và người nghèo không bị ảnh hưởng bằng những người tiêu thụ nhiều điện.

Ai cũng biết điện là lĩnh vực nhạy cảm, đầu vào của nền kinh tế. Dù tăng ít hay nhiều đều tác động tới sản xuất và đời sống, tăng chi phí của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhất là thời điểm những tháng cuối năm nhân đà “tát nước theo mưa”, nhiều loại sản phẩm đang đồng loạt tăng giá.

Sau hai năm “kìm hãm”, ngành điện mới điều chỉnh giá song người tiêu dùng vẫn băn khoăn đặt câu hỏi, nếu nhìn lại cả quá trình nhiều năm qua thì giá điện chỉ có tăng mà không có giảm và đặc biệt, không có “mặc cả”, ngành điện “phát” bao nhiêu, dân trả bấy nhiêu, không có sự lựa chọn khác.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết ông khá bất ngờ trước quyết định tăng giá điện lần này. Mặc dù Hiệp hội đã tham gia vào quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện song không được tham gia vào lộ trình quyết định giá bán. Ông đề nghị, nếu Hiệp hội được tham gia vào quá trình quyết định giá bán thì còn minh bạch hơn vì Hiệp hội đại diện cho khách hàng. Hơn nữa, vì đây là quá trình mua- bán, giá cả cần người mua và người bán thoả thuận, người mua được mặc cả chứ không chỉ riêng người bán đưa ra giá và người mua chấp nhận.

Rõ ràng ngành điện đang độc quyền, điện là một trong những mặt hàng thiết yếu nhất, giá cao hay tăng giá người dân vẫn phải chấp nhận. Có gì đó thật vô lý khi quy luật thị trường có tăng thì phải có giảm mà sao điện lại đi ngược quy luật, không giảm bao giờ?!

Hồng Sương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...