Thứ ba, 07/05/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thể thao
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hướng mới trong đào tạo võ thuật tại cơ sở

Cập nhật: 15:27 ngày 12/08/2018
(BGĐT) - Ở các lớp năng khiếu võ thuật tại cơ sở trên địa bàn Bắc Giang, những năm gần đây có sự dịch chuyển từ truyền dạy võ cổ truyền sang một số bộ môn khác như: Boxing, wushu, vovinam. Xu hướng đó liệu có làm thất truyền những tinh hoa của võ thuật cổ truyền?
{keywords}

Từ võ cổ truyền võ sư Nguyễn Trường Sinh chuyển sang đào tạo boxing.

Yên Thế từ xa xưa được xem là “đất võ” với những lò có tiếng chuyên truyền dạy võ thuật cổ truyền, trong đó tiêu biểu là lớp năng khiếu của võ sư Nguyễn Trường Sinh tại xã Tân Hiệp. Nối tiếp truyền thống của gia đình, quê hương, từ năm 1990 võ sư Sinh mở lớp dạy võ cổ truyền cho thanh, thiếu niên trong khu vực lân cận, các thế hệ học trò tại đây từng tham gia và giành nhiều giải thưởng lớn tại các giải thi đấu toàn quốc. 

Tuy nhiên, từ năm 2012, Trường Năng khiếu thể thao tỉnh (nay là Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh) thành lập bộ môn mới là boxing, nhằm tìm kiếm nguồn VĐV tài năng trẻ bổ sung cho tuyến tỉnh, nhà trường đã hỗ trợ, giao chỉ tiêu và “đặt hàng” võ sư Sinh tập trung huấn luyện boxing. Để thực hiện công việc này, võ sư được cử tham gia các khóa tập huấn chuyên môn về boxing sau đó về đào tạo tại lớp năng khiếu ở cơ sở.

Đến nay, thế hệ đầu tiên đã gặt hái được một số thành tích như huy chương vàng, bạc và đồng ở giải trẻ toàn quốc. Trong đó có thể kể đến VĐV Hà Thu Hồng và Bùi Thị Lan, sau khi được đôn lên đội tuyển trẻ của tỉnh đã được gọi vào đội tuyển boxing trẻ quốc gia. 

Võ sư Nguyễn Trường Sinh cho biết: Đối với võ cổ truyền, các VĐV có thể dùng cả chân lẫn tay hạ đối thủ còn boxing chỉ cho phép dùng đôi tay nên ít gây ra những chấn thương hơn, các em đã từng tập võ cổ truyền chuyển sang boxing có rất nhiều thuận lợi. Hiện lớp võ tại đây đào tạo cả nam và nữ nhưng chủ yếu tập trung cho đội tuyển nữ vì họ có khả năng tranh chấp huy chương cao hơn tại các giải toàn quốc. 

Bên cạnh đó, hệ thống giải đấu trong nước và quốc tế của môn boxing cũng phong phú hơn võ cổ truyền. Theo võ sư này, lý do chuyển đổi sang huấn luyện boxing bởi vì đây là một trong 5 môn thể thao chuẩn thuộc hệ thống thi đấu Olympic, còn võ cổ truyền chỉ bó gọn tại Việt Nam. Đây là xu hướng tích cực nhằm phấn đấu đưa thể thao Bắc Giang bắt nhịp với xu hướng chung của thế giới.

Tương tự, một số lớp năng khiếu vốn truyền dạy võ cổ truyền nhưng thời gian qua có sự chuyển hướng sang đào tạo theo đơn đặt hàng của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. Đơn cử như ở Lạng Giang, thầy Lê Ngọc Hùng chuyển sang huấn luyện võ wushu, thầy Trần Huy Sơn chuyển sang dạy vovinam; lớp võ cổ truyền của thầy Trần Mạnh Hùng (Lục Ngạn) và thầy Vũ Đức Lộc (Tân Yên) cũng chuyển sang đào tạo vovinam được một thời gian.

Theo đánh giá của huấn luyện viên Nguyễn Thế Nam (Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh): Nhìn chung các môn võ đều có thể san sẻ được cho nhau, đối với Bắc Giang, boxing, vovinam hay wushu đều là môn thể thao mới. Để sớm có thành tích cao, ngành chuyên môn đã tuyển chọn những em có nền tảng sẵn có từ các lò võ cổ truyền. 

Các lớp năng khiếu cơ sở chỉ là bước đầu nhằm tuyển quân đầu vào cho tuyến tỉnh, để có được thành tích tốt, các em cần quá trình đào tạo chuyên sâu hơn tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh.

Trước những lo ngại việc chuyển hướng đào tạo như vậy sẽ dần làm mất đi bản sắc từ môn võ cổ truyền, huấn luyện viên Nguyễn Thế Nam cho rằng, thực chất các lớp năng khiếu võ hiện nay vẫn đào tạo song song cả võ cổ truyền lẫn các môn võ do Trung tâm “đặt hàng” nhằm bổ trợ lẫn nhau, cộng thêm luật lệ thi đấu giữa võ cổ truyền và võ hiện đại có phần giống nhau nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì chất lượng tập luyện, thi đấu của võ cổ truyền. 

Để phát triển hài hòa giữa các bộ môn, hằng năm, ngành thể thao tỉnh tổ chức giải võ thuật cổ truyền và nhiều VĐV từng tham gia huấn luyện boxing, wushu hay vovinam vẫn tham gia và thi đấu giành thành tích tốt.

Võ thuật Tân Yên giữ vững ngôi đầu
(BGĐT) - Từ lâu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) duy trì phong trào tập luyện, thi đấu võ thuật sôi nổi nhất tỉnh. Trên cơ sở ấy, thành tích môn võ thuật tại đây được kế thừa và phát huy khi liên tiếp nhiều năm liền ở vị trí thứ Nhất toàn tỉnh.
 
Tân Yên xếp thứ Nhất tại Giải vô địch võ thuật tỉnh Bắc Giang
(BGĐT) - Trong hai ngày 5 và 6-5, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải vô địch võ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2018. 
 

Nguyễn Hưởng


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...