Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tân Yên >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều giải pháp thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Cập nhật: 10:39 ngày 22/01/2021
(BGĐT) - Những năm gần đây, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp (CCN). Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động còn hạn chế. Huyện đang thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.

Chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh

Theo quy hoạch, trên địa bàn huyện Tân Yên có 5 KCN (tổng diện tích 877ha) là: Ngọc Vân (150ha), Tiền Sơn (thuộc xã Phúc Sơn và Lam Cốt, 125 ha), Ngọc Thiện- Minh Đức (thuộc xã Ngọc Thiện, 262ha), Đông Phú (thuộc xã Quế Nham, 200ha) và Ngọc Lý (140ha). Tất cả 5 KCN này mới đang tích hợp vào quy hoạch tỉnh, chưa được phê duyệt. Bên cạnh đó có 7 CCN (tổng diện tích 370,16 ha) nhưng tỷ lệ lấp đầy đạt rất thấp hoặc đang trong giai đoạn khảo sát.

{keywords}

Dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty cổ phần Đầu tư Sơn Hà

(Cụm dịch vụ công nghiệp Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng).

Đơn cử, CCN Đồng Đình (thị trấn Cao Thượng, 66,1ha) hiện chỉ có 11 dự án với 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyên sản xuất, gia công linh kiện điện tử; quần áo mũ, sản phẩm thêu, găng tay da xuất khẩu và 6 dự án của nhà đầu tư trong nước, tỷ lệ lấp đầy mới đạt 16%. CCN Lăng Cao (48ha, xã Cao Xá và Ngọc Lý) được thành lập cuối năm 2020. Nhà đầu tư hạ tầng là Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp và thương mại dịch vụ Tân Yên đang thực hiện các thủ tục về đất đai, đầu tư xây dựng, chưa có nhà đầu tư thứ cấp thuê đất thực hiện dự án. 

Ngoài ra, CCN Kim Tràng (45ha, xã Việt Lập) hiện có một dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuê 4ha đất; CCN Ngọc Châu (75ha) hiện mới có hai dự án đầu tư vốn trong nước diện tích thuê đất 2,8ha. CCN Đồng Điều (40 ha, thị trấn Nhã Nam và xã Tân Trung) có 1 dự án thuê 0,7ha sản xuất gỗ xây dựng, nội thất và cho thuê nhà xưởng nay đã ngừng hoạt động; CCN Quang Tiến (40ha), Việt Ngọc (49ha) đều đang trong giai đoạn khảo sát.

Năm 2020, ước doanh thu từ các DN thực hiện dự án đầu tư trong CCN là 2.600 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 32 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 6.200 lao động. Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư vào các CCN trên địa bàn huyện còn chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Nguyên nhân do một số CCN đã có chủ đầu tư hạ tầng nhưng chậm triển khai do nhiều vướng mắc. Chưa có cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật do thiếu quy định về giá cho thuê mặt bằng; một số quy định không còn phù hợp với thực tế. 

DN đầu tư bên trong và ngoài CCN đều có chính sách ưu đãi như nhau về đơn giá thuê đất, thu hút lao động, giải phóng mặt bằng (GPMB) khi chưa hình thành CCN. Hạ tầng đô thị và hạ tầng giao thông thiếu tính kết nối, còn nhiều dang dở. Đơn vị quản lý các CCN chủ yếu là Trung tâm phát triển quỹ đất và CCN huyện nên gặp khó khăn về nhân lưc, phương tiện và khả năng kêu gọi đầu tư. 

Mọi vấn đề liên quan đến CCN đều trông chờ vào nguồn ngân sách tỉnh nên bị động. Hệ thống công trình phụ trợ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ thương mại còn nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch và xây dựng theo vị trí tập trung. Các DN đầu tư vào địa bàn chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ nên giá trị gia tăng ít.

Xây dựng chính sách để thu hút đầu tư

Nhằm thu hút DN đầu tư vào các khu, CCN, huyện Tân Yên đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, đền bù GPMB, đầu tư cơ sở hạ tầng... Hằng năm, huyện bố trí từ 500-700 triệu đồng để chi cho hoạt động khuyến công, khuyến thương. 

Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn rà soát toàn bộ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng để triển khai xây dựng phương án phát triển huyện, tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tạo hướng mở các tuyến giao thông kết nối vào các khu, CCN được quy hoạch của huyện với các trung tâm kinh tế của tỉnh và không gian phát triển công nghiệp, đô thị. Triển khai các dự án dân cư - đô thị và thương mại dịch vụ.

Nhằm thu hút DN đầu tư vào các khu, CCN, huyện Tân Yên đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, đền bù GPMB, đầu tư cơ sở hạ tầng... Hằng năm, huyện bố trí từ 500-700 triệu đồng để chi hoạt động khuyến công, khuyến thương.

Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Nguyễn Đức Sơn, cho biết: Trước mắt trong năm 2021, huyện tập trung GPMB, thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng CCN Đồng Đình, Lăng Cao theo tiến độ chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh; đồng thời hoàn thiện các thủ tục đưa dự án đi vào hoạt động. Tiếp tục thu hút đầu tư hạ tầng KCN Tiền Sơn, Ngọc Vân, CCN Ngọc Châu. 

Rà soát đề nghị đưa CCN Việt Ngọc, Đồng Điều, Quang Tiến vào quy hoạch tỉnh. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, mở rộng sản xuất, đưa dự án nhà đầu tư thứ cấp đang xây dựng vào hoạt động, thu hút ít nhất 3 dự án đầu tư sản xuất vào các CCN. 

Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông vùng phụ cận như: Cải tạo đường tỉnh 294 (qua CCN Đồng Điều, Quang Tiến), cải tạo quốc lộ 17 (qua CCN Kim Tràng, Đồng Đình), mở mới tuyến đường 294B (qua KCN Ngọc Vân, tạo tính kết nối với vùng phụ cận của KCN Tiền Sơn, CCN Quang Tiến). 

Tiếp tục thu hút đầu tư hạ tầng nước sạch. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động và DN sử dụng lao động, phấn đấu tạo việc làm thường xuyên cho hơn 8.500 lao động. Cùng đó, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người dân, DN đến đăng ký kinh doanh, đầu tư, triển khai thực hiện dự án. 

Tuấn Minh

Để nông nghiệp, dịch vụ “phất lên” cùng công nghiệp
(BGĐT) - Thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đang trên đà tăng trưởng mạnh, tạo thêm thị trường mới cho các sản phẩm của nông nghiệp, dịch vụ. Làm gì để nông nghiệp, dịch vụ gắn kết chặt chẽ với công nghiệp đang là vấn đề đặt ra.
Khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước triển khai mạng viễn thông 5G
Ngày 14/1, tại Khu công nghiệp Yên Phong, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức chương trình khai trương mạng 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong I. Đây là khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được triển khai mạng viễn thông 5G để áp dụng thành tựu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất.
"Gá dưỡng cải tiến"- ứng dụng hiệu quả trong ngành công nghiệp may
(BGĐT) - Nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động, anh Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Mạnh ở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yến Duy, địa chỉ tại xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã nghiên cứu, chế tạo “Gá dưỡng cải tiến” phục vụ cắt may quần áo.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...