Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tân Yên >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nông thôn mới, cuộc sống mới ở Tân Yên

Cập nhật: 14:18 ngày 31/07/2020
(BGĐT) - Khởi động chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, song nhờ chọn hướng đi đúng, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và khơi dậy được sức mạnh nội lực của nhân dân, huyện Tân Yên (Bắc Giang) được công nhận huyện NTM.

Từ cuộc “cách mạng” giao thông

Về Tân Yên dịp này đi trên những con đường quê thật ấn tượng, bắt mắt. Đường liên thôn, liên xã được mở rộng, đổ bê tông, trồng hoa. Đường rộng thênh thang, xe ô tô có thể dễ dàng tránh nhau và bon bon đi vào hầu hết các ngõ, xóm.

Ghi nhận tại xã Cao Xá cho thấy, năm 2015, toàn xã có hơn 10 km được cứng hóa, hầu hết đã xuống cấp. Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như nguồn lực trong dân, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Cao Xá đề ra mục tiêu khiêm tốn: Phấn đấu đến năm 2020 sẽ cứng hóa thêm 10 km. 

Kết thúc nhiệm kỳ, toàn xã đã cứng hóa được 64 km, vượt xa mục tiêu đại hội, trong đó 100% đường trục đường xã, thôn; hơn 90% đường ngõ xóm bê tông, rộng từ 3,5m trở lên. Ông Vi Thanh Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã nói: “Giai đoạn 2018-2019, Cao Xá như một đại công trường, phong trào thi đua làm đường giữa ngõ với ngõ, xóm với xóm, thôn với thôn thực sự sôi nổi”.

{keywords}

Người dân xã Phúc Sơn từ nguyện phá tường bao, hiến đất mở rộng đường giao thông.

Xác định giao thông là khâu đột phá, có tác động lớn đến phát triển KT-XH, nhiệm kỳ qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. BTV Huyện ủy có Nghị quyết về phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; UBND huyện có kế hoạch cụ thể để thực hiện. 

Đặc biệt, ngay sau khi HĐND tỉnh có Nghị quyết số 07 về hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, liên thôn, nội đồng (tháng 7/2017), BTV Huyện ủy  yêu cầu UBND huyện tập trung chỉ đạo, rà soát, thống kê, xác định quy mô xây dựng những công trình giao thông để huy động mọi nguồn lực đầu tư.

Nhiệm kỳ qua, huyện đầu tư hơn 162 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp 5/5 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 42,56 km; hỗ trợ hơn 35 tỷ đồng để các xã xây dựng đường trục thôn, liên thôn, nội đồng. Đồng hành cùng địa phương, người dân đóng góp 915 tỷ đồng, hiến 148 nghìn m2 đất các loại, 1.125m tường rào cùng hàng chục nghìn ngày công để xây dựng 1.354 công trình đường trục xã, thôn, ngõ xóm, đường nội đồng với tổng chiều dài 868 km.

Ông Nguyễn Đức Sơn, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện nói: “Điểm nhấn đáng chú ý trong xây dựng hạ tầng giao thông ở Tân Yên là sự đồng thuận, ủng hộ từ nhân dân. Dù nhiều tuyến phải mở rộng song địa phương không phải bố trí kinh phí để đền bù, giải phóng mặt bằng. Chính sự vào cuộc của người dân đã tạo ra một cuộc “cách mạng” thực sự trong cộng đồng”.

{keywords}

Diện mạo nông thôn mới ở xã Cao Xá.

Đến những đổi thay toàn diện

Giao thông đi trước một bước, đời sống cũng như diện mạo các làng quê trong huyện đã có nhiều đổi thay. Ở hầu hết các xã, những con đường bê tông được trải dài tới từng cụm dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Về thôn Trung, xã Ngọc Thiện, ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là đường giao thông đã được cứng hóa khang trang dẫn vào các ngõ, xóm.

Không chỉ đi lại thuận lợi, việc vận chuyển vật tư, nông sản bớt đi nhiều phần vất vả, vừa góp phần tăng năng suất vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Còn tại thôn Bằng Cục, xã Ngọc Châu, có nằm mơ, nhiều người dân trong thôn cũng không dám nghĩ đến có ngày công nghiệp sẽ về làng. 

Bà Hoàng Thị Dung (SN 1966) nói:Từ khi tuyến đường vào thôn được mở rộng, người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trở thành vùng cây ăn quả tập trung của xã. Đặc biệt, đầu năm nay, một người con địa phương về thành lập doanh nghiệp chuyên về may mặc ngay trong thôn, tạo việc làm với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/người/tháng cho hơn 60 lao động địa phương. 

Đến nay, huyện đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; khu trung tâm huyện và các xã, thị trấn được quy hoạch với nhiều công trình trụ sở, khu dân cư mọc lên hiện đại. Nhiều trường, lớp học, trạm y tế xã được xây mới; 100% thôn có nhà văn hóa với đầy đủ khu vui chơi, hoạt động ngoài trời; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 41,26 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,68%. Cảnh quan, môi trường được quan tâm, đời sống văn hóa tinh thần cũng được chú trọng, nâng cao; an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. 

{keywords}

Mô hình trồng dưa lưới thu nhập cao ở xã Quang Tiến.

Ông Dương Ngô Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên nói: “Chương trình xây dựng NTM đã mang lại những thay đổi lớn cho diện mạo các làng quê trong huyện, biến nơi đây trở thành những miền quê đáng sống. Điều đáng ghi nhận nhất chính là mỗi người dân đã ý thức được vai trò chủ thể của mình, từ đó góp công, góp của làm giàu thêm cho các tiêu chí”.

Dấu ấn sau chặng đường 10 năm huyện Tân Yên xây dựng nông thôn mới
(BGĐT) - Sau chặng đường 10 năm nỗ lực phấn đấu, Tân Yên (Bắc Giang) đã cán đích huyện chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là kết quả từ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, quyết tâm chính trị cao từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.
Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Ba
(BGĐT) - Tối 26/7, tại Quảng trường Lương Văn Nắm, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang), UBND tỉnh tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tân Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Tân Yên: Chú trọng biểu dương, nhân điển hình
(BGĐT) - Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi tổ chức đảng cũng như các cán bộ, đảng viên trong huyện Tân Yên (Bắc Giang). Qua đó xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến.

Sỹ Quyết

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...