Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chống quá tải, lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm

Cập nhật: 14:55 ngày 09/10/2018
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, bệnh dịch sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue có số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm trước và xu hướng tiếp tục tăng.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi các cơ sở điều trị tăng cường công tác khám, phân loại, điều trị bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết nhằm chống quá tải, giảm lây nhiễm chéo và giảm tử vong.

{keywords}

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh. 

Nhằm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời đúng hướng dẫn, chống quá tải, giảm lây nhiễm chéo để giảm tử vong trong công tác điều trị bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết; Cục Quản lý khám, chữa bệnh yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh cần tăng cường công tác truyền thông để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên thực tập hiểu rõ đường lây.

Cụ thể, bệnh sởi lây theo đường hô hấp; Bệnh tay chân miệng lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh; bệnh sốt xuất huyết lây do muỗi Aedes aegypti truyền bệnh. 

Đối với người bệnh sởi và nghi sởi mang khẩu trang khi đi khám bệnh, đối với trẻ nhỏ (không thể mang khẩu trang) thì người nhà dùng khăn giấy che miệng trẻ khi ho, hắt hơi. Đối với bệnh tay chân miệng phải rửa tay bằng xà phòng (xà bông) mỗi khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ...Đối với bệnh sốt xuất huyết thì phải phòng, chống muỗi đốt khi nằm viện. 

Trong công tác khám bệnh, các cơ sở y tế phải tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, nghi sởi (đối với bệnh tay chân miệng có thể khám chung với các bệnh khác nếu nhân viên y tế làm tốt việc khử khuẩn, vệ sinh tay).

Các đơn vị theo dõi cho bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú những ca bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết nặng theo đúng hướng dẫn, đúng tuyến điều trị để tránh quá tải và giảm lây chéo trong bệnh viện. 

Đặc biệt, các cơ sở y tế bố trí khu vực thu nhận bệnh sởi và nghi ngờ mắc sởi riêng biệt tại Khoa Truyền nhiễm, Khoa Nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng khác trước khi có chẩn đoán xác định bệnh sởi; chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cần thiết theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng cần bố trí khu vực điều trị bảo đảm cách ly tốt với khu vực điều trị sởi để tránh lây chéo. Đối với các ca bệnh sởi nặng, ca bệnh tay chân miệng nặng nếu phải điều trị tại khoa/đơn vị Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu cũng phải bảo đảm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo...

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương chống dịch bệnh tay chân tay miệng
Chiều 1-10, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trước tình hình bệnh gia tăng phức tạp khiến hơn 53.500 ca mắc, 6 ca tử vong.
 

Theo Vietnamplus

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...