Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mưa nhiều, nguy cơ gia tăng sốt xuất huyết

Cập nhật: 07:00 ngày 08/09/2018
(BGĐT)- Những ngày này, các tỉnh miền Bắc liên tục mưa xen lẫn nóng ẩm kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sốt xuất huyết lây lan, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch.

Khoanh vùng giám sát ca bệnh

Từ tháng 8 đến nay, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận hai ca bệnh sốt xuất huyết. Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ cho biết, hai bệnh nhân vừa đi về từ tỉnh khác trong 14 ngày kể từ khi khởi phát. Như trường hợp chị Nguyễn Thị Trang, 24 tuổi ở thôn Trung, xã Nội Hoàng (Yên Dũng) nhập viện trong tình trạng sốt cao, xuất huyết dưới da, đau cơ khớp. Các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu phát hiện bệnh nhân mắc sốt xuất huyết bội nhiễm, lượng tiểu cầu giảm mạnh. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: “Trước tình hình mưa liên tục, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bố trí giường bệnh, bổ sung dự phòng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, yêu cầu bệnh nhân mắc màn”. Các bác sĩ tập trung điều trị ức chế vi rút, tăng phục hồi men gan, phòng tránh xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, không để xảy ra tử vong và khuyến cáo người bệnh không được chủ quan, bởi nhập viện muộn, bệnh sẽ diễn tiến nặng.

{keywords}

Cán bộ Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra hóa chất dự phòng diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết tại huyện Việt Yên.

Theo ghi nhận tại các địa phương, hiện các ca bệnh xuất hiện rải rác và được điều trị tích cực ở các bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế. Bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng giảm tiểu cầu, cần truyền máu gấp. Trong khi nguồn tiểu cầu dự trữ tại các bệnh viện, nhất là tuyến huyện không phải lúc nào cũng dồi dào. Bác sĩ dự phòng Giáp Văn Minh, Trưởng khoa Kiểm soát truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên diện rộng, đỉnh điểm là vào tháng 8,9 hằng năm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, người mắc bệnh do bị muỗi đốt từ người nhiễm vi- rút sốt xuất huyết sang. Biểu hiện bệnh ở người lớn và trẻ em khác nhau. Trẻ em mắc bệnh thường bị sốc nhiều hơn xuất huyết, trong khi người lớn thì ngược lại, xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Người lớn mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ nhỏ do chảy máu nhiều, xuất huyết não, suy đa tạng. Ở nữ giới, khi mắc bệnh thường xuất huyết âm đạo, khiến nhiều người nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt hay mắc bệnh phụ khoa. Đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này nên công tác phòng bệnh là quan trọng nhất.

Vệ sinh phòng bệnh

Đáng lo ngại, mặc dù căn bệnh nguy hiểm nhưng một số người dân vẫn thờ ơ với công tác phòng, chống dịch, chưa tích cực vệ sinh môi trường. Một số địa phương chưa chủ động dự phòng nguồn hóa chất tiêu độc khử trùng, diệt muỗi dễ dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ khi người dân có nhu cầu mua số lượng lớn cùng thời điểm. Tình hình di biến động của người dân đến các vùng lân cận đông mang theo bệnh làm lây lan trong cộng đồng. Thêm vào đó, một số người dân có ý kiến, sau khi phun hóa chất diệt muỗi chỉ được vài ngày, nhà vẫn nhiều muỗi.

Qua tìm hiểu thực tế tại các khu dân cư, khi tổ chức phun hóa chất thì có nhà phun, nhà không nên vẫn tồn tại đan xen những nơi nhiều muỗi chưa được diệt triệt để lại tiếp tục sinh trưởng, phát tán, truyền bệnh. Hơn nữa, thời tiết mưa liên tục, nhiều khi vừa phun xong lại gặp mưa trôi hết thuốc. Thậm chí, nhân viên phun chưa đúng kỹ thuật, tỷ lệ pha thuốc loãng làm muỗi không chết. Ngành y tế khuyến cáo phun hóa chất vào buổi sáng (6-9 giờ) hoặc buổi chiều (17-20 giờ), đây là thời điểm hoạt động mạnh của loài muỗi truyền sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 11 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Mặc dù mùa mưa năm nay, số lượng người mắc căn bệnh này giảm nhiều nhưng yếu tố nguy cơ bùng phát bệnh vẫn hiện hữu. Hơn nữa, bước vào năm học mới, nếu không ngăn chặn, các ổ dịch có thể phát tán trong trường học sẽ dẫn đến nguy cơ dịch bệnh lan rộng và diến biến phức tạp hơn.


Ông Trương Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Ngành y tế dự báo, tình hình sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp do đang vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa, kèm theo nắng nóng tạo điều kiện cho muỗi truyền sốt xuất huyết phát triển. Theo kinh nghiệm dự phòng, chỉ khi xuất hiện gió heo may, sốt xuất huyết mới chững lại và giảm dần. Để ngăn chặn hiệu quả, các địa phương cần chú trọng giảm thiểu sự sinh sản của muỗi bằng cách loại trừ các ổ nước đọng, đậy kín dụng cụ chứa nước, phun hóa chất diệt bọ gậy. Cùng đó, mọi người hãy tự bảo vệ mình và người thân không để muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài, xoa kem chống muỗi, đặc biệt ở các công trường xây dựng, nhà trọ, chung cư, ký túc xá…

Cùng đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, TP giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, tổ chức cấp cứu điều trị kịp thời. Tăng cường theo dõi các khu vực nguy cơ cao tiềm ẩn bùng phát, nhất là ở 28 ổ dịch cũ của năm 2017. Các cơ sở điều trị chú trọng dự trù thuốc, sinh phẩm, bố trí nhân lực phục vụ kịp thời, hiệu quả.

Cung ứng thuốc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi
Ngày 29-8, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue và bệnh sởi có dấu hiệu tăng lên tại một số địa phương.
 
Loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi vằn gây sốt xuất huyết
Trong và xung quanh nhà chúng ta có nhiều nơi nước đọng, là môi trường thuận lợi cho muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết trú ngụ và sinh sôi. Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, cần lưu ý loại bỏ những ổ bệnh này.
 
Phòng, chống sốt xuất huyết: Chủ động giám sát, khoanh vùng dập dịch
(BGĐT) - Vào mùa nắng nóng, kèm theo mưa ẩm là điều kiện thuận lợi phát tán nguồn lây nhiễm sốt xuất huyết. Hiện nay, số ca mắc không nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao. Ngành y tế Bắc Giang đã chủ động triển khai các biện pháp khống chế, kiểm soát không để dịch bùng phát trên diện rộng.
 
Sốt xuất huyết vào "mùa", đã có 3 người tử vong
Hiện nay cả nước đã ghi nhận 3 ca tử vong do mắc sốt xuất huyết, thời tiết đang vào hè khiến nguy cơ bùng phát dịch rất cao.
 
Lần đầu thả muỗi vằn phòng sốt xuất huyết trên đất liền Việt Nam
Ngày 6-3, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia phòng bệnh sốt xuất huyết được thả tại xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang.
 
Hơn 150 triệu đồng mua thiết bị, hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết
(BGĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, UBND huyện Việt Yên vừa quyết định trích 150 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách huyện để mua thiết bị, hóa chất phòng, chống dịch. 
 
Phòng ngừa sốt xuất huyết: Cần hợp tác diệt muỗi, bọ gậy
(BGĐT) - Theo thông tin từ Sở Y tế Bắc Giang, tình hình sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Để phòng ngừa, hai trong nhiều biện pháp hữu hiệu là phun hóa chất diệt muỗi và diệt bọ gậy song trên thực tế, việc thực hiện đang có những vấn đề đáng lưu tâm.
 
Bắc Giang: Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết giảm
(BGĐT) - Đến ngày 11-9, tỉnh Bắc Giang ghi nhận 641 bệnh nhân sốt xuất huyết.
 
Mở rộng thí điểm ứng dụng muỗi Wolbachia để phòng sốt xuất huyết
Lãnh đạo Bộ Y tế và đại diện một số Viện nghiên cứu đã có buổi làm việc cùng Giáo sư Scott O’Neil (Đại học Monash, Australia), Giám đốc Chương trình Loại trừ sốt xuất huyết toàn cầu để bàn kế hoạch triển khai mở rộng thí điểm ứng dụng muỗi Wolbachia phòng sốt xuất huyết ở một số địa phương khu vực phía Nam của Việt Nam trong những năm tới. 
 

Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...