Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nguy hiểm khi tự ý uống thuốc huyết áp

Cập nhật: 09:18 ngày 05/08/2017
Bệnh nhân cao huyết áp tự ý dùng lại các đơn thuốc cũ hoặc tự uống thuốc khi huyết áp tăng có nguy cơ bị suy hô hấp, ngạt thở, tăng nhịp tim... dễ tử vong.
{keywords}

Các bác sĩ đo huyết áp cho người dân

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 11 triệu bệnh nhân tăng huyết áp, tuy nhiên hơn nửa số này không biết mình bị bệnh, duy chỉ có khoảng 1,2 triệu người được điều trị thường xuyên.

Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám bệnh khác hoặc tham gia các chương trình tầm soát.

Đáng lưu ý, tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá và gia tăng không ngừng. Năm 2016, theo điều tra của Viện Tim mạch VN, tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên tới 47,5%.

Nếu tăng huyết áp kéo dài không điều trị, một tỉ lệ lớn bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, thiếu máu não, suy thận, xuất huyết mắt, tổn thương đáy mắt gây mù loà...

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Đức Long, Giám đốc Bệnh viện Hoè Nhai (Hà Nội) cho biết, những biểu hiện hay gặp nhất của tăng huyết áp gồm: Đau đầu, giật hai bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp trống ngực...

Tuy nhiên đa số không có biểu hiện gì. Rất nhiều bệnh nhân bỗng một ngày bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, khi đến viện mới phát hiện huyết áp cao. Do đó cách duy nhất để phát hiện bệnh là đo huyết áp.

“Đặc biệt với những gia đình có tiền sử cao huyết áp, con cái cũng cần kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ. Kể cả khi bạn thấy bình thường nhất cũng nên đo để phát hiện nguy cơ tăng huyết áp”, TS Long lưu ý.

Để phòng bệnh, TS Long khuyên người dân nên thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống hợp lý, giảm muối, ăn nhiều rau quả, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá, vận động thường xuyên...

Theo Vietnamnet

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...