Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Hồ sơ - Tư liệu
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Elizabeth Van Lew – nữ điệp viên giỏi nhất thời nội chiến Mỹ

Cập nhật: 14:01 ngày 04/05/2020
Là thành viên của tầng lớp tinh hoa ở thành phố Richmond (Mỹ), Elizabeth Van Lew đã thách thức quy tắc thông thường và Liên minh miền Nam để chuyển bí mật cho Chính phủ Liên bang trong nội chiến Mỹ.

Theo trang smithsonianmag.com, Elizabeth Van Lew là một trong những điệp viên hiệu quả nhất của Chính phủ Liên bang.

Khi Nội chiến nổ ra năm 1861, các quan chức Chính phủ Liên bang và Liên minh miền Nam không bao giờ có thể dự đoán được vai trò của phụ nữ trong việc thu thập thông tin về kẻ thù. Khi cả phụ nữ miền Nam và Bắc đều cung cấp thông tin tình báo quan trọng về mọi thứ từ hoạt động di chuyển của kẻ thù cho tới chiến lược quân sự, cả hai phe đều tích cực tuyển phụ nữ làm điệp viên. Trong giai đoạn nội chiến, hàng trăm phụ nữ đã làm điệp viên bí mật, sẵn sàng liều mạng sống để phục vụ sự nghiệp.

{keywords}

Bà Elizabeth Van Lew.

Sử gia Elizabeth Leonard nhận xét: “Một trong những điều khiến phụ nữ làm điệp viên hiệu quả trong giai đoạn này là vì không mấy ai nghĩ họ sẽ tham gia vào hoạt động “phi quý bà” như vậy và họ phải có sự dẻo dai về thể lực, tinh thần mới có thể thành công”.

Người phụ nữ tốt bụng

Elizabeth Van Lew sinh ngày 12/10/1818 ở Richmond, bang Virginia. Cha là ông John Van Lew, mẹ là bà Eliza Baker. Ông ngoại của bà là người theo chủ nghĩa bãi nô tên là Hilary Baker, Thị trưởng Philadelphia từ năm 1796 tới 1798. Cha bà tới Richmond năm 1806 từ khi 16 tuổi và trong vòng 20 năm, ông đã xây dựng công việc kinh doanh nông cụ phát đạt và có một số nô lệ.

Gia đình gửi bà Van Lew tới Philadelphia để học. Ở đây, bà càng phát triển tư tưởng bãi nô. Khi cha mất năm 1842, bà và mẹ đã giải phóng các nô lệ trong gia đình. Nhiều người tiếp tục làm người phục vụ hưởng lương trong gia đình bà Van Lew.

Trong cuộc suy thoái năm 1837-1844, bà đã dùng toàn bộ tiền thừa kế 10.000 USD (200.000 USD thời giá hiện nay) để mua và giải phóng một số họ hàng của các nô lệ cũ trong gia đình mình. Nhiều năm sau đó, anh trai bà thường tới chợ nô lệ ở Richmond và khi nào thấy một gia đình nô lệ sắp bị ly tán, ông sẽ mua cả gia đình, mang họ về nhà và giải phóng cho họ.

Sau khi cha mất, bà vẫn sống với mẹ trong căn nhà ba tầng ở Virginia, thủ đô của Liên minh miền Nam. Bà Van Lew dù rất tự hào về dòng dõi ở Richmond của mình nhưng bà phản đối mạnh mẽ ly khai và chế độ nô lệ. Bà cảm thấy thương khi chứng kiến cảnh nô lệ bị đánh đập trên phố. Trong cuốn nhật ký bí mật mà bà chôn trong sân nhà, bà đã nói lên suy nghĩ của mình và thề chỉ tiết lộ cuốn nhật ký khi hấp hối.

Sử gia Elizabeth Varon, tác giả cuốn “Southern Lady, Yankee Spy” (tạm dịch: Quý bà miền Nam, gián điệp miền Bắc), nhận định: “Van Lew luôn giả vờ là một người trung thành với Liên minh miền Nam”.

Khi hàng xóm giàu có ăn mừng chiến thắng của Liên minh miền Nam, bà Van Lew tập trung giúp đỡ Chính phủ Liên bang. Trong vòng 4 năm, bà đã lặng lẽ gửi tin tình báo giá trị cho các quan chức Chính phủ Liên bang, cung cấp thức ăn, thuốc men cho tù binh chiến tranh, hỗ trợ họ lên kế hoạch vượt ngục và thậm chí còn tự điều hành một mạng lưới điệp viên riêng. Theo ông William Rasmussen, người quản lý Hội Lịch sử Virginia, bà Van Lew là điệp viên thành công nhất trong Nội chiến của Chính phủ Liên bang.

Tuy nhiên, chiến thắng của Chính phủ Liên bang sẽ khiến bà Van Lew phải đánh đổi không chỉ bằng tài sản gia đình mà còn bằng vị trí của bản thân trong trong tầng lớp tinh hoa ở Richmond.

Giúp đỡ tù nhân ở nhà tù Libby

Bà Van Lew nhìn thấy cơ hội đầu tiên để hỗ trợ Chính phủ Liên bang sau trận Manassas tháng 7/1861. Không có nơi nào để giữ tù nhân Chính phủ Liên bang đang tràn vào Richmond, Liên minh miền Nam đã giam họ trong một nhà kho thuốc lá. Nhà kho đó đã trở thành nhà tù Libby khét tiếng. Thời đó, tù nhân sống trong nhà kho phải trải qua điều kiện khắc nghiệt. Hàng trăm người chịu cảnh bệnh tật, đói và tuyệt vọng.

{keywords}

Bà Van Lew đưa thức ăn cho tù nhân.

Bà Van Lew đã tình nguyện làm y tá tại đó nhưng lời đề nghị bị người phụ trách nhà tù là Trung úy David H. Todd, anh em cùng cha khác mẹ với Đệ nhất phu nhân Mỹ Mary Todd Lincoln, từ chối. Bà đã vượt mặt Trung úy Todd, thuyết phục cấp trên của người này là Tướng John H. Winder để cho phép bà và mẹ mang thức ăn, sách và thuốc cho tù nhân.

Bà Van Lew và mẹ đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì hành động trên. Tờ Richmond Enquirer viết: “Hai quý bà, mẹ và con gái, sống ở Church Hill, gần đây đã thu hút sự chú ý của dư luận khi thường xuyên quan tâm tới tù nhân miền Bắc. Hai phụ nữ này đã sử dụng của cải giàu có để hỗ trợ những kẻ vô lại đã xâm chiếm mảnh đất thiêng liêng của chúng ta”. Tờ Richmond Dispatch còn viết rằng nếu nhà Van Lew không ngừng lại, họ sẽ bị vạch trần và bị coi là kẻ thù của đất nước.

Không lâu sau, họ nhanh chóng bị đe dọa bạo lực. Bà Va Lew từng viết: “Tôi đã gặp những người chỉ ngón tay vào mặt tôi và nói những thứ khủng khiếp. Họ dọa đuổi chúng tôi đi, dọa đốt nhà, dọa giết chết”.

Những lời lẽ đe dọa chỉ khiến bà Van Lew thêm quyết tâm giúp Chính phủ Liên bang. Bà đã chuyển thông tin cho tù nhân thông qua ngăn bí mật trong đĩa đồ ăn và liên lạc với họ qua tin nhắn giấu trong sách. Bà đã hối lộ cai ngục để đưa thêm thức ăn và quần áo cho tù nhân, chuyển họ tới bệnh viện để bà có thể hỏi han họ. Bà thậm chí còn giúp tù nhân lên kế hoạch trốn thoát, giấu nhiều người trong nhà trong thời gian ngắn.

Nguồn tin lớn nhất

Tháng 12/1863, hai binh sĩ ở phe Chính phủ Liên bang đã trốn thoát khỏi nhà tù Libby nhờ sự giúp đỡ của mạng lưới ngầm của bà Van Lew. Họ nói với Tướng Benjamin Butler về bà Van Lew. Ấn tượng với những câu chuyện về bà Van Lew, Tướng Butler đã gửi một người trở lại Richmond với mệnh lệnh tuyển bà Van Lew làm điệp viên. Bà Van Lew đồng ý và nhanh chóng trở thành người phụ trách mạng lưới điệp viên của Tướng Butler và là nguồn tin chính của ông về Richmond. Như hướng dẫn, bà Van Lew viết thông tin theo dạng mã hóa và dung dịch không màu. Dung dịch này sẽ biến thành màu đen khi gặp sữa.

{keywords}

Chân dung bà Van Lew.

Trong thông tin đầu tiên nhận từ bà Van Lew ngày 30/1/1864, ông Butler được thông báo rằng Liên minh miền Nam định chuyển tù nhân từ các nhà tù quá tải ở Richmond tới nhà tù Andersonville ở bang Georgia. Bà Van Lew đã đề xuất số lực lượng mà Tướng Butler cần để tấn công và giải phóng tù nhân, đồng thời cảnh báo ông không đánh giá thấp Liên minh miền Nam. Tướng Butler ngay lập tức gửi báo cáo của bà Van Lew cho Bộ trưởng Chiến tranh Edwin Stanton. Ông Stanton đã ra lệnh phục kích. Tuy nhiên, quân đội Liên minh miền Nam đã được một lính ở Chính phủ Liên bang cảnh báo và chặn thành công cuộc tấn công.

Mặc dù nỗ lực giải phóng tù nhân thất bại, nhưng vụ tiếp theo đã có kết quả tốt hơn. Ngày 14/2/1864, 100 người thuộc Chính phủ Liên bang đã trốn khỏi nhà tù Libby thông qua đường hầm họ đào dưới con phố. Đây là một trong những vụ vượt ngục táo bạo nhất Nội chiến Mỹ. Chưa đầy một nửa bị bắt lại. Chiến thắng này dù nhỏ nhưng đã khiến người miền Bắc thêm hy vọng.

Bà Van Lew tận tình giúp đỡ những tù nhân còn lại hơn trước, đặc biệt là những người ở nhà tù Belle Isle. Bà đã thăm nhà tù này sau vụ tù nhân vượt ngục ở Libby.

Ngày 1/3, các binh sĩ Chính phủ Liên bang một lần nữa tìm cách giải phóng tù nhân ở Richmond nhưng thất bại. Đại tá Ulric Dahlgren 21 tuổi và Chuẩn tướng H. Judson Kilpatrick đã dẫn đầu cuộc đột kích. Dahlgren, người đã mất chân phải trong trận Gettysburg, bị giết trong cuộc đột kích và phần lớn binh sĩ đều bị bắt.

Binh sĩ Liên minh miền Nam chôn Dahlgren ngày hôm sau nhưng đã quay lại và đào xác người này lên. Chúng làm thế vì nghe tin giấy tờ tìm thấy trên người Dahlgren cho thấy phe Anh đang định giết Tổng thống Jefferson Davis của Liên minh miền Nam.

Chúng giận dữ trưng xác Dahlgren ở đường sắt để đám đông tới chứng kiến. Thi thể anh không còn chân gỗ và ngón tay út bên bàn tay trái. Sau vài giờ, người ta hạ thi thể xuống và chôn bí mật theo lệnh của Tổng thống Davis.

Bà Van Lew ghê tởm trước hành động của phe miền Nam với thi thể của Dahlgren và thề sẽ tìm ra mộ bí mật. Bà đã huy động những điệp viên thân tín nhất giúp đỡ. Phe Liên minh miền Nam không biết rằng có một người đã chứng kiến họ chôn bí mật Dahlgren và người này đã nói với các đặc vụ của bà Van Lew về vị trí chôn. Họ đào thi thể Dahlgren lên và lấp đất lại, rồi chuyển thi thể anh về cho gia đình một cách an toàn.

Mạng lưới điệp viên của bà Van Lew hiệu quả tới mức trong vài lần, bà còn gửi được cả hoa tươi cắt trong vườn nhà và báo Richmond cho Trung tướng Ulysses S. Grant. Bà đã phát triển hệ thống mật mã và thường tuồn tin ra ngoài Richmond bằng cách nhét vào vỏ trứng rỗng.

Tới tháng 6/1864, mạng lưới tình báo của bà Van Lew đã có hơn chục người. Cùng với các điệp viên trong cơ quan chính phủ, bà dựa vào mạng lưới phi chính thức gồm cả đàn ông và phụ nữ da trắng và da màu, trong đó có người hầu Mỹ gốc Phi của bà tên là Mary Elizabeth Bowser. Nhóm này đã chuyển thông tin mật giữa 5 trạm để mang thông tin quan trọng cho Chính phủ Liên bang. Tướng Ulysses S. Grant về sau nói với bà Van Lew: “Bà đã gửi cho tôi những thông tin quý giá nhất về Richmond trong cuộc chiến”. Sau chiến dịch dài, ông Grant đã chiếm được thành phố Richmond và Petersburg vào tháng 4/1865.

Cái giá phải trả

Trong quá trình làm người điều hành điệp viên cho Chính phủ Liên bang, bà Van Lew không bị chỉ trích gì và nhận lời cám ơn riêng từ ông Grant và một số quan chức. Bà cũng được thanh toán tiền vì nỗ lực giúp Chính phủ Liên bang, nhưng phần lớn tài sản riêng và mọi chỗ đứng trong xã hội của bà đã không còn.

{keywords}

Mộ của bà Van Lew.

Có điều là bà không thích bị coi là gián điệp – một từ mà bà cho là tàn nhẫn và không công bằng. Bà chỉ coi mình là một người Mỹ yêu nước trung thành và đang giúp nước Mỹ chứ không phải là do thám phe Liên minh miền Nam. Bà coi Liên minh miền Nam là những người không trung thành với đất nước. Bà nói: “Tôi không biết tại sao họ có thể gọi tôi là gián điệp khi tôi phục vụ đất nước tôi trong biên giới được công nhận. Vì lòng trung thành mà tôi bị đất nước tôi gọi là gián điệp, đất nước mà tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống. Đó có phải là vinh dự không? Có Chúa mới biết”.

Khi thành phố Richmond rơi vào tay Chính phủ Liên bang tháng 4/1865, bà Van Lew đã treo lá cờ Mỹ trên nóc nhà. Đây là cờ mà một tướng Chính phủ Liên bang bí mật gửi cho bà. Sau đó, một đám đông vây quanh nhà bà, đe dọa đốt nhà và hành quyết bà. Bà nhìn chằm chằm họ và nói: “Các người dám chạm vào một mảnh ván nhà này thì tôi sẽ cho cả quân đội Chính phủ Liên bang tới đây xử lý. Các người sẽ trả giá”. Đám đông sợ hãi tản ra.

Quá trình bà phục vụ Chính phủ Liên bang khiến những người ở Richmond không thể tha thứ cho bà. Không ai đi cạnh mẹ con bà Van Lew trên phố hay bất kỳ đâu. Mọi chuyện càng tồi tệ hơn sau mỗi năm trôi qua. Bà kể: “Vì lòng trung thành, tôi bị những người đàn ông và phụ nữ đầu óc hẹp hòi trong thành phố coi khinh… Tôi sống cuộc sống đơn độc hoàn toàn trong thành phố mà tôi chào đời, như thể tôi nói tiếng nước ngoài”.

Khi ông Grant lần đầu tới Richmond sau chiến tranh, ông đã uống trà với bà Van Lew. Khó khăn của bà Van Lew dần giảm bớt sau khi ông Grant trở thành tổng thống năm 1869 và bổ nhiệm bà làm giám đốc Sở Bưu điện Richmond, vị trí mà bà đã làm trong suốt 8 năm. Bà đã hiện đại hóa hệ thống bưu điện thành phố và tuyển một số người Mỹ gốc Phi vào làm. Tuy nhiên, khi ông Rutherford B. Hayes làm tổng thống, bà đã mất vị trí này, gần như phá sản và không có ai giúp đỡ.

Khi đó, bà Van Lew đã ở độ tuổi 70. Trong niềm tuyệt vọng, bà đã liên lạc với gia đình Paul Revere, một trong những sĩ quan Chính phủ Liên bang mà bà đã hỗ trợ trong Nội chiến. Gia đình này cùng với những người giàu có ở Boston từng được bà giúp trong Nội chiến đã chu cấp tiền thường xuyên cho bà.

Nhờ khoản tiền đó mà bà Van Lew đã sống được cho tới khi qua đời tại nhà lúc 81 tuổi vào năm 1900. Khi đó, bà vẫn là một người bị ruồng bỏ ở Richmond. Bà được chôn cất ở nghĩa trang Shockoe Hill. Người ta cố tình chôn bà trong tư thế đứng, mặt quay về miền Bắc. Họ hàng của Đại tá Paul Revere, người mà bà đã giúp trong nội chiến, đã mang bia mộ đặt lên vị trí chôn bà.

Cho dù bước vào thế kỷ 20, nhiều người miền Nam vẫn coi bà Van Lew là người phản bội.

Shula Cohen - "Viên ngọc trai" quý của tình báo Israel
Lấy biệt danh “Ngọc trai” trong làng tình báo Israel, Shulamit Kishik-Cohen từng được Văn phòng Tổng thống Israel vinh danh vì những cống hiến và đóng góp to lớn của bà cho đất nước trong 14 năm nằm vùng tại Liban. Trong buổi xét xử tội danh gián điệp, công tố viên còn miêu tả bà là người phụ nữ “dùng một tay rung chuyển cả thế giới”.
Lực lượng Cozak (Nga) chiến đấu cho 2 phe trong Thế chiến 2 ra sao?
Các chiến binh Cozak giỏi cưỡi ngựa và thiện chiến đã bị chia rẽ thành 2 phe đối địch trong Nội chiến Nga và Thế chiến 2.
Mối tình thời chiến của nữ du kích Xô viết và viên sĩ quan Đức Quốc xã
Mối tình và cái chết của cô du kích Nga và viên sĩ quan Đức đã trở thành biểu tượng của danh dự, lòng can đảm và sự hy sinh

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...