Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 35 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể ăn tối để bàn chiến tranh thương mại

Cập nhật: 16:03 ngày 11/06/2019
Cuộc gặp rất được chờ đợi giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng này ở Nhật Bản có thể diễn ra theo hình thức một bữa tối làm việc, chứ không phải kiểu gặp chớp nhoáng với cái bắt tay và vài câu trao đổi, một nguồn tin nắm được vấn đề nói với báo SCMP.

Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận chính thức bất kỳ kế hoạch nào hay cung cấp thông tin cụ thể về cuộc gặp dự kiến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, từ ngày 28 đến 29-6 này.

Mỹ cũng chưa đưa ra thông tin nào về cách thức cuộc gặp sẽ diễn ra, cho dù ông Trump trước đó nói rằng ông “chờ đợi” cuộc gặp trực tiếp này.

{keywords}

Đoàn Mỹ và Trung Quốc trong cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 tại Argentina vào tháng 12-2018.

Kết quả cuộc gặp, có thể diễn ra vào ngày 29-6, sẽ quyết định liệu căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có giảm nhiệt đến mức đủ để hai bên khôi phục đàm phán hay không, hoặc liệu phía Mỹ có tăng thuế thêm đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc như ông Trump đã dọa.

Ông Trump nói với kênh CNBC hôm 10-6 rằng ông tin Trung Quốc sẽ đồng ý thỏa thuận với Mỹ “vì họ sẽ phải làm như vậy”.

Ông cũng nói rằng Trung Quốc đang bị “tiêu diệt hoàn toàn” vì các công ty chuyển sang nước khác để tránh bị Mỹ đánh thuế.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 10-6, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối xác nhận thông tin ông Tập sẽ gặp ông Trump bên lề hội nghị G20. Còn ông Trump nói với CNBC rằng ông sẽ tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc nếu Bắc Kinh từ chối cuộc gặp này.

“Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu (ông Tập) không đến. Tôi nghĩ ông ấy sẽ đến. Tôi chưa nghe tin ông ấy sẽ không đến. Chúng tôi dự kiến sẽ gặp nhau. Nếu chúng tôi gặp, điều đó tốt thôi. Và nếu chúng tôi không gặp cũng chẳng sao. Hãy xem, từ quan điểm của chúng tôi, thỏa thuận tốt nhất mà chúng tôi có là 25% thuế lên 600 tỷ USD”, Tổng thống Mỹ nói.

Nếu ông Trump thực hiện lời đe dọa sẽ tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, tổng số hàng Trung Quốc bị Mỹ áp mức thuế 25% sẽ là khoảng 550 tỷ USD.

Tổng thống Mỹ trước đó tuyên bố ông sẵn sàng áp thêm thuế nếu không đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.

Tuần trước, ông Trump nói rằng ông có thể sẽ đưa ra quyết định sau khi hội nghị G20 diễn ra về việc có áp thuế mới hay không. Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trong cuộc trả lời phỏng vấn CNBC hôm 9-6 rằng ông Trump sẽ “rất hạnh phúc” với việc áp vòng thuế mới nếu Trung Quốc không muốn nối lại đàm phán.

Cách thức và thời gian diễn ra cuộc gặp giữa ông Tập – Trump sẽ là điều quan trọng để đánh giá quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo, cũng như triển vọng đạt được tiến triển để tiến tới một giải pháp cho cuộc chiến thương mại.

Nếu được xác nhận, cuộc gặp theo kiểu ở Argentina sẽ cho phép hai nhà lãnh đạo và các trợ lý của họ có đủ thời gian để giải quyết khác biệt.

Ông George Magnus, một phụ tá giáo sư tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxfor, cho rằng những dự đoán xung quanh thượng đỉnh Trump – Tập ở Osaka là dấu hiệu cho thấy quan hệ Mỹ - Trung đã xuống thấp đến mức nào.

Tình thế hiện nay tương tự thời điểm tháng 12 năm ngoái, khi Mỹ dọa sẽ tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ mức 10% lên 24%. Ông Trump và ông Tập đã dùng bữa tối với thịt bò và rượu vang với nhau trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ ở Argentina, bên lề thượng đỉnh G20, và đồng ý đình chiến thương mại trong 90 ngày để tạo điều kiện cho đàm phán.

Rút cục, ông Trump quyết định tăng thuế từ tháng 5 vừa qua, sau khi vòng đàm phán lần thứ 11 rơi vào bế tắc. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau làm hỏng đàm phán.

Ông John Quelch, Hiệu trưởng Trường kinh doanh Miami thuộc Đại học Miami, cho rằng cuộc gặp trực diện giữa ông Trump và ông Tập lần này “rất quan trọng, ngay cả khi không giải quyết được điều gì”.

“Các thị trường chứng khoán toàn cầu muốn một sự bảo đảm rằng hai nước vẫn duy trì liên lạc ở cấp cao nhất”, ông Quelch nói.

Mỹ gắn khả năng nới lỏng lệnh cấm Huawei với tiến triển trong đàm phán thương mại
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 9-6 cho biết Tổng thống Donald Trump có thể nới lỏng các hạn chế đối với Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei nếu có tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhận được "những bảo đảm nhất định" của Bắc Kinh.
Hội nghị cấp bộ trưởng G20: Mỹ hối thúc Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 9-6 cho biết ông đã có cuộc thảo luận về các vấn đề thương mại với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương, bên lề Hội nghị bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại TP Fukuoka của Nhật Bản.
Mỹ tiếp tục thúc đẩy đàm phán thương mại với Trung Quốc
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ sớm lên kế hoạch tổ chức một cuộc đàm phán thương mại khác tại Trung Quốc.

Theo Tiền Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...