Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiếp lửa tinh thần xung phong thời chiến

Cập nhật: 08:47 ngày 15/07/2020
(BGĐT) - Thời chiến tranh, theo tiếng gọi của Tổ quốc, những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi đã không quản ngại khó khăn xung phong ra tuyến đầu hỗ trợ bộ đội chiến đấu. Nay trong thời bình, tinh thần ấy lại được tiếp lửa và lan tỏa trong ngôi nhà chung mang tên “Hội Cựu TNXP”.

Một thời gian khổ nhưng kiêu hãnh

Năm nào cũng vậy, vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng TNXP, những chàng trai cô gái thanh xuân thuở ấy lại tổ chức gặp mặt để hồi tưởng thời tuổi trẻ đã cống hiến vì một lý tưởng thật đẹp. Ông Nguyễn Ngọc Vế (SN 1945) ở thị trấn Tân An, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) kể: “Giữa những ngày tháng ác liệt năm 1972, đang làm Bí thư Đoàn xã Tân An, lấy tinh thần xung phong, tôi cùng 50 thanh niên trong huyện lúc đó gia nhập TNXP. Đơn vị tôi mang tên N245 Nguyễn Văn Cừ làm nhiệm vụ ở khu vực ga Yên Viên (Hà Nội)”.

{keywords}

Hội Chữ thập đỏ và Hội Cựu TNXP tỉnh trao kinh phí hỗ trợ xây nhà cho cựu TNXP Nguyễn Thị Vĩnh Cửu, thôn Tân Châu, xã Ngọc Châu (Tân Yên).

Trong suốt 12 ngày đêm ác liệt của trận “Điện Biên Phủ trên không”, ông và đồng đội đã kiên cường bám trụ, nhanh chóng san lấp hố bom, giải tỏa hàng hóa rồi vận chuyển bằng xe cải tiến qua sông an toàn để tiếp tục đưa vào chiến trường. Những chiếc xe cải tiến cứ lầm lũi chở hàng, lăn bánh qua cầu phao được lắp tạm bợ bởi những thùng phuy bắc qua sông. Mặc dù công việc vất vả, đi lại khó khăn, máy bay Mỹ rình rập trên đầu nhưng bằng tinh thần xung phong ai nấy đều hăng say với công việc.

Giờ đây, nhắc lại những kỷ niệm của một thời gian khổ nhưng đầy tự hào, kiêu hãnh, nhiều TNXP không quên những lần hành quân bộ qua núi, qua rừng, ngâm mình thâu đêm dưới suối để dẫn đường, lót ghi, chống lầy cho xe ra chiến trường. Chuyển đạn dược, lương thực, thực phẩm cho bộ đội. Khi có thương binh thì khiêng ra tuyến sau chữa trị, ai hy sinh thì chôn cất. Có khi nhịn đói, chịu khát, luồn rừng sâu, bám bộ đội để truy quét địch; sẵn sàng san sẻ dòng máu nóng để cứu thương binh… 

Bà Lương Thị Giang (SN 1949), Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhớ lại: Năm 1972, chúng tôi từ Hà Bắc đi ô tô vào Nghệ An, sau đó xuống đi bộ vào tận đất Quảng Bình. Nhiệm vụ là làm đường cho xe qua. Cực khổ vì lạ nước lạ cái, khí hậu miền Trung gió Lào khắc nghiệt, thiếu thốn đủ bề nhưng tinh thần thì phơi phới, đi đến đâu cũng được bà con cưu mang, giúp đỡ, hỗ trợ. “Trong một lần phá mìn để mở đường, tôi bị sức ép của một quả bộc phá hất văng xuống, bị thương 4/4. Nhưng như thế vẫn còn may mắn, nhiều đồng đội của tôi hy sinh khi còn rất trẻ”- Bà Giang ngậm ngùi.

Tự hào đi lên

TNXP đi là phải đến, làm là phải thành. Tinh thần đó đã thôi thúc, tiếp thêm nghị lực cho những cựu TNXP hôm nay vượt qua khó khăn, đồng cam cộng khổ trên mặt trận mới. Ông Trịnh Thanh Giang, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bắc Giang xúc động: Bắc Giang là một trong những tỉnh đầu tiên có lực lượng TNXP tham gia kháng chiến chống Pháp. Rất tự hào cho quê hương, đồng chí Vương Bích Vượng (xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Bắc Giang) vinh dự là người Đội trưởng Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên. 

{keywords}

Cựu TNXP Trương Đình Thiết, thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng) - một trong những người đầu tiên đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng ở Bắc Giang.

Năm 2005, Hội cựu TNXP tỉnh được thành lập, hiện có hơn 12 nghìn hội viên, người trẻ nhất cũng đã ở tuổi 60. Đến nay, các đơn vị hành chính cấp xã và 10 huyện, TP đều có tổ chức hội cựu TNXP. Các cấp hội đã đẩy mạnh nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là phong trào “Vì nghĩa tình đồng đội”. Không chỉ làm sống lại những tình cảm thiêng liêng, thắm tình đồng chí trong mỗi cán bộ, hội viên mà đã trở thành hoạt động sâu rộng, nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của tổ chức Hội các cấp.

Đã đi qua hơn nửa cuộc đời, nay ở tuổi 77, Cựu chiến binh Trương Đình Thiết, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng-Bắc Giang) vẫn luôn tự hào có thời gian ba năm tham gia TNXP đi xây dựng kinh tế tại khu vực Tây Bắc trước khi trở thành người lính chiến đấu trong chiến dịch Nam Lào, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ông kể: Sau khi nghỉ hưu trở về địa phương năm 1990, tôi bắt tay vào làm kinh tế. 

Tinh thần của người lính Cụ Hồ, của người TNXP năm xưa đã thôi thúc tôi phải chiến thắng đói nghèo. Năm 2012, tôi là người đầu tiên ở tỉnh Bắc Giang mạnh dạn đưa 2 nghìn cây thanh long ruột đỏ về trồng trên diện tích đất đồi ở quê nhà thay thế sắn, vải thiều kém hiệu quả. Cần mẫn làm việc, chịu khó học hỏi, giờ đây mỗi năm gia đình thu lãi gần 300 triệu đồng từ cây trồng này”. 

Hay như bà Lương Thị Giang, Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Yên Thế, sau khi trở về năm 1976 đã có thời gian dài làm công tác hội phụ nữ. Ở tuổi 33, bà mới nên duyên vợ chồng với một cựu chiến binh vợ đã qua đời. “Ông ấy là bộ đội xuất ngũ chuyển sang ngành lâm nghiệp, vợ không may qua đời khi còn trẻ, để lại 5 con thơ. Khi ấy tôi đang làm Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Yên Thế, nhìn người đàn ông dắt theo 5 con nhỏ mà tôi không thể cầm lòng. Tôi đã quyết định gắn bó cả đời mình với ông ấy, chúng tôi sau này có một con chung. Hiện cả 6 người con chung - riêng đều đã thành đạt, có công ăn việc làm ổn định, tất cả đều rất hiếu nghĩa”- bà Giang tự hào.

Nhớ về một thời sôi nổi, đẹp đẽ của mình, những TNXP ngày ấy luôn coi đó là niềm vinh dự, tự hào. Để rồi bây giờ họ lại tiếp tục giữ vững ngọn lửa xung phong thời chiến, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị và nông thôn mới trên địa bàn dân cư.

Bắc Giang: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm sáng mãi ngọn lửa thanh niên xung phong
(BGĐT) - “70 năm sáng mãi ngọn lửa thanh niên xung phong” là chủ đề gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam, 15/7 (1950-2020) và 15 năm thành lập Hội Cựu TNXP tỉnh Bắc Giang. Lễ gặp mặt do Hội Cựu TNXP tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức sáng 11/7 tại TP Bắc Giang.
Thủ tướng: Không để bất kỳ cựu thanh niên xung phong nào thuộc diện hộ nghèo
Sáng nay, 14/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam 15/7 (1950-2020) và tôn vinh điển hình tiên tiến thanh niên xung phong (TNXP) các thời kỳ.
Lạng Giang: Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong
(BGĐT)- Sáng 9/7, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam 15/7 (1950-2020).
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ sáng lập Thanh niên xung phong Việt Nam
Ngày 7/7, tại Khu di tích lịch sử thanh niên Việt Nam (xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ sáng lập lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam 15/7 (1950- 2020); 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947- 2020).
Trang sử vàng của thanh niên xung phong
(BGĐT) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Làm nên một phần chiến công đó có đóng góp không nhỏ của hàng nghìn thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Bắc Giang. 
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự Lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915 tại Thái Nguyên
Tối 24-12, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Địa điểm lưu niệm 60 thanh niên xung phong Đại đội 915 hy sinh tại ga Lưu Xá, phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22-12 (1989-2019), 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 (1944-2019); tưởng niệm, tri ân 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái hy sinh đêm Noel 24-12-1972.
Bắc Kạn làm rõ vụ 13 mộ thanh niên xung phong không có hài cốt
Chiều 3-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ thông tin về việc 13 ngôi mộ thanh niên xung phong tại tỉnh khi khai quật không có hài cốt bên trong mà chỉ có đất đá.
Trao nhà tình nghĩa và hỗ trợ lâu dài cho cựu thanh niên xung phong, hộ đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Hưởng ứng Tháng nhân đạo năm 2019, ngày 30 và 31-5, Hội Chữ thập đỏ, Hội cựu Thanh niên xung phong tỉnh phối hợp tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho hai gia đình: Bà Nguyễn Thị Vĩnh Cửu, thôn Tân Châu, xã Ngọc Châu (Tân Yên); bà Lê Thị Thân, thôn Xây Lắp, xã Thanh Hải (Lục Ngạn). 

Tuấn Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...