Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trăn trở hướng đi cho làng nghề

Cập nhật: 10:19 ngày 19/07/2019
(BGĐT) - Làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa. Đây cũng là nơi tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo nguồn thu nhập cho người dân. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị trường, một số làng nghề tại Bắc Giang đang có nguy cơ mai một. 

Khó cạnh tranh

Sông Cầu, đoạn chảy qua làng Thổ Hà và Yên Viên như nhỏ lại bởi có hàng trăm tàu, thuyền của người dân thôn Nguyệt Đức, xã Vân Hà huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang neo đậu dọc hai bờ. Nhiều con tàu cũ, trên sàn chất đầy máy móc, ống bơm hút cát hoen rỉ. 

Có tàu, nước trong khoang đã chuyển màu xanh rêu vì lâu không được sử dụng. Tất cả nằm im lìm, nhường cho tiếng máy nổ phát ra từ những chiếc đò ngang, thuyền kéo hến, bắt cá và tiếng sóng vỗ ì oạp.

{keywords}

Ông Quang cùng con trai bên những chiếc khung làm giấy dó.

Trên bờ, vài tốp trung niên, người già ngồi hóng gió, uống trà vặt. Ông Đỗ Hữu Mỹ một mình tỉ mẩn buộc dàn sáo vào cây diều lớn, thi thoảng đưa mắt về phía những con tàu với nét mặt không vui. Khi tôi đánh tiếng chào ông mới ngơi tay. Sau phút hỏi thăm, ông Mỹ trải lòng.

Ông người gốc làng Thổ Hà, sau khi lấy vợ mới bán hết nhà cửa, mua một chiếc tàu xi măng nhỏ để làm nghề vận tải cùng người dân Nguyệt Đức. 20 năm rong ruổi trên nhiều tuyến sông, bây giờ lại thành thất nghiệp. Bởi thuyền của ông quá nhỏ, không ai thuê mướn vận chuyển nữa. 

Chỉ tay về phía chiếc thuyền nhỏ, cũ kỹ, ông Mỹ nói: “Nhà tôi 5 khẩu hiện sinh hoạt cả trên chiếc thuyền này. Mặc dù bị bệnh nhưng hằng ngày vợ tôi vẫn phải lên bờ trông trẻ thuê. Còn tôi, thi thoảng được người trong thôn thuê đi hút cát, kiếm đồng ra đồng vào. Có 30 triệu đồng vay ngân hàng làm vốn mấy năm vẫn chưa trả được”.

Trưởng thôn Nguyệt Đức Nguyễn Văn Hải cho biết, không chỉ gia đình ông Mỹ mà hầu hết các hộ làm nghề vận tải thủy trong thôn Nguyệt Đức đều đang gặp khó. Thôn có 60 hộ làm nghề với 60 con tàu tải trọng từ 50 đến 650 tấn, trong đó đa phần là tàu dưới 200 tấn. 

Mấy chục năm trước, nghề vận tải thủy phát triển mạnh. Người dân Nguyệt Đức dùng thuyền chở hàng hóa, chất đốt, vật liệu xây dựng phục vụ làng Yên Viên, Thổ Hà và các vùng khác. Ngày nay giao thông đường bộ phát triển, hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. 

Với những tàu thuyền cũ, thô sơ, trọng tải nhỏ, người dân Nguyệt Đức không cạnh tranh được về giá cước. Cách đây vài năm, cả làng nghề chuyển sang hút cát trên các tuyến sông nhưng Nhà nước cấm vì gây sạt lở đê. “Do không có việc nên nhiều chủ tàu vẫn liều đi hút cát trộm, bị xử phạt hành chính. Không ít hộ đã cho con em tìm việc khác nhưng còn lớp người ngoài 45 tuổi thì rất khó kiếm việc”, ông Hải nói.

Gìn giữ nghề truyền thống

Không có thời kỳ hoàng kim và nhiều hộ làm nghề như Nguyệt Đức, tại thôn Trại Cao, xã Lục Sơn (Lục Nam) duy nhất hộ ông Tống Văn Linh còn làm giấy dó. Ông Linh chia sẻ, đây là nghề có từ đời cụ kỵ. Nhà có 5 anh em trai nhưng chỉ ông học được nghề. Trước đây, bố ông Linh là cụ Tống Văn Sạch cũng truyền nghề cho 2 người khác nhưng ở thôn Khe Nghè (cùng xã Lục Sơn) là ông Dương Văn Quang và Tống Văn Lương. 

Giấy dó Trại Cao có 2 loại kích thước: 45x85cm và 25x37cm, loại to dùng để viết gia phả, loại nhỏ dùng để ghi lịch, viết sớ, làm vàng mã cúng của đồng bào Cao Lan trong vùng. Giá mỗi tờ giấy dó khổ nhỏ 20 nghìn đồng, khổ to 40 nghìn đồng/tờ. Hiện mỗi năm ông Linh và ông Quang chỉ sản xuất vài trăm tờ dùng dần.

{keywords}

Nhiều con tàu cũ ở làng Nguyệt Đức không được sử dụng, nước trong khoang đã chuyển sang màu xanh rêu.

Khi biết tôi muốn tìm hiểu, ông Linh và ông Quang lục từ gác bếp, mang những khuôn giấy xuống. Dù không sống ở làng nghề Trại Cao nhưng ông Quang lại hay được ngành chức năng mời đi thực hành trình diễn sản xuất giấy dó tại các lễ hội xuân hay triển lãm. Bởi ông Quang là người yêu và hiểu nghề. Chính ông cũng là người khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cao Lan tại thôn Khe Nghè.

Đưa tay phẩy nhẹ đám tro bụi bám trên khuôn giấy, hướng về phía cánh rừng xa, ông Quang cất tiếng: “Nguyên liệu làm giấy là loại cây thân leo trong rừng tự nhiên nhưng rừng ngày một cạn kiệt. Với giá thành cao lại không có thị trường tiêu thụ nên nghề làm giấy dó ngày càng co lại, đứng trước nguy cơ thất truyền bởi con cháu không ai theo. Mong muốn của chúng tôi là giữ nghề cha ông, vì giữ được nghề là giữ được bản sắc văn hóa của người Cao Lan”.

{keywords}

Nếu Lục Sơn muốn xây dựng sản phẩm giấy dó Trại Cao trở thành sản phẩm OCOP thì chính quyền địa phương và người dân phải xây dựng và đăng ký ý tưởng phát triển sản phẩm với Chi cục PTNT. Các hộ làm nghề có nhu cầu, cơ quan chuyên môn sẽ tổ chức đưa đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm để khuyến khích tìm ý tưởng xây dựng sản phẩm, sau đó Chi cục mới đầu tư phát triển các ý tưởng theo quy định”.

Ông Nguyễn Viết Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Bắc Giang có 39 làng nghề được công nhận, trong đó có 14 làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề nổi tiếng như: Yên Viên, xã Vân Hà; Đa Mai (TP Bắc Giang) hay Mai Thượng, xã Mai Đình (Hiệp Hòa) hình thành từ hơn 800 năm trước, với các sản phẩm rượu, bún, tơ tằm được cả nước biết đến.Tôi đã từng đến nhiều nơi và nhận thấy có không ít làng nghề trải qua bao thăng trầm, nay đã đứng vững. 

Từ nền tảng nghề truyền thống, những cư dân trong làng phát huy tay nghề, sản xuất những sản phẩm mới, tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy vậy, cũng có không ít làng nghề dần mai một, như gốm Thổ Hà, vận tải thủy Nguyệt Đức, giấy dó Trại Cao và gần đây là làng nghề sản xuất vôi, cay xỉ Cầu Gụ (Yên Thế). Làng nghề Cầu Gụ đã buộc phải ngưng hoạt động từ năm 2018 bởi quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Thực tế, những làng nghề mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng trong một giai đoạn nhất định. Khi sản phẩm không thể cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì việc làng nghề sa sút là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đằng sau một số làng nghề là bản sắc văn hóa của làng xã, dân tộc, là cuộc sống mưu sinh của nhiều người. 

Vì thế, đòi hỏi chính quyền địa phương cần có hướng chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với các hộ, với từng nhóm tuổi. Nhà nước đã có chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển đổi nghề nghiệp. Các đối tượng hết hoặc gần hết độ tuổi lao động cũng được hỗ trợ làm nghề để có thu nhập.

Cùng với những điều kiện hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, hơn ai hết, chính những cư dân làng nghề bằng sự năng động của mình, hãy tìm tòi hướng đi, lựa chọn cách làm sáng tạo, mang đến sức sống mới cho những làng nghề; gắn sự phát triển của làng nghề truyền thống với gìn giữ giá trị văn hóa, kết hợp khai thác tiềm năng du lịch.

Học sinh trải nghiệm ở làng nghề truyền thống
(BGĐT)- Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Bắc Giang vừa có buổi tham quan học tập và trải nghiệm tại làng nghề truyền thống bún Đa Mai.
Doanh nghiệp “bắt tay” với làng nghề: Thuận đầu ra, tăng giá trị sản phẩm
(BGĐT) - Các làng nghề Bắc Giang bên cạnh việc bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống cũng đang từng bước bắt nhịp với xu thế hội nhập. Trong đó, doanh nghiệp (DN) liên kết ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, hỗ trợ các làng nghề phát triển, nhất là trong phân phối sản phẩm. 
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làng nghề
(BGĐT)- Trước dự báo năm nay tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó khăn, các doanh nghiệp (DN), làng nghề trên địa bàn TP Bắc Giang đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, duy trì tăng trưởng.
Làng nghề nhộn nhịp vào vụ Tết
(BGĐT) - Những ngày này, không khí ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, làm hương, bánh đa nem… nhộn nhịp hơn. Năm nay, những mặt hàng thủ công truyền thống được người tiêu dùng quan tâm, giá cao hơn.
Cháy lớn thiêu rụi gần 400m2 nhà xưởng ở làng nghề Lũng Kênh, Hà Nội
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 1-11, một vụ cháy đã xảy ra tại xưởng chế biến gỗ ở làng nghề Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Điện “khỏe”, làng nghề thêm đơn hàng mới
(BGĐT) - Trước nhu cầu sử dụng điện trong đời sống, sản xuất tại các làng nghề liên tục tăng cao dẫn đến quá tải, sự cố, Công ty Điện lực Bắc Giang đã đầu tư, nâng cấp hạ tầng lưới điện để đáp ứng. Nhiều hộ đã trang bị phương tiện mới, tăng thu nhập. 
Tăng sức cạnh tranh của làng nghề
(BGĐT)- TP Bắc Giang hiện có một số làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thực phẩm như bánh đa Kế, bún bánh Đa Mai có lịch sử hàng trăm năm. Nhờ làm nghề, nhiều hộ dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, số hộ làm nghề đang có xu hướng giảm mạnh.
Nghệ nhân làng nghề
Ảnh chụp tại xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang).

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...