Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

zzz-Nhộn nhịp mùa vải thiều-20199
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều cơ hội xuất khẩu cho nhãn, vải Việt Nam

Cập nhật: 16:26 ngày 07/06/2019
Sáng 7-6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp Hội Nghề vườn quốc tế (ISHS) tổ chức hội nghị nhãn, vải quốc tế lần thứ 6.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Nhãn, vải và một số loại quả thuộc họ bồ hòn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, năm 2018, diện tích vải, nhãn và chôm chôm đạt 160 nghìn ha, tương đương 16,1% tổng diện tích các loài cây ăn quả.

{keywords}

Chất lượng quả vải của Việt Nam được đánh giá tốt nhất so với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc...

Nhận định về nhu cầu đối các loại quả này, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng: Nhu cầu với các loại hoa quả tươi và chế biến đang ngày một tăng cao được xem là triển vọng tươi sáng đối với hoạt động sản xuất quả vải, nhãn và một số loài cây thuộc họ bồ hòn nói chung.

Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của của vải, nhãn và chôm chôm ước đạt 324,4 triệu USD, chiếm 10,4% của tổng kim ngạch xuất khẩu các loại hoa quả. Đồng thời, đây là 3/10 loại quả nằm trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Nghiên cứu rau quả: Trên thế giới, nhãn, vải được tập trung sản xuất ở một số nước như Thái-lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhãn, vải Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với sản lượng của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thời vụ thu hoạch, chất lượng giống của các nước khác nhau nên chúng ta hoàn toàn có cơ hội đưa sản phẩm nhãn, vải của Việt Nam vào thị trường thế giới.

{keywords}

Hội nghị Nhãn, vải quốc tế lần thứ 6 sáng 7-6, tại Hà Nội.

PGS, TS Hoàng Thị Lệ Hằng, Phó Viện trưởng Nghiên cứu rau quả chia sẻ: Theo phản ánh của những doanh nghiệp xuất khẩu vải của Việt Nam, hiện chất lượng quả vải của nước ta được đánh giá tốt nhất so với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc... Tuy nhiên, bà Hằng cũng cho biết, hiện quả vải của Việt Nam đang chịu áp lực lớn về phí vận chuyển.

Tại hội nghị, các nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia… hàng đầu trong nước và quốc tế còn chia sẻ về thực trạng sản xuất, việc bảo tồn đa dạng di truyền, chọn tạo giống, công nghệ sinh học, quản lý sâu bệnh hại, quản lý sau thu hoạch… cho nhãn, vải nói riêng và các cây ăn quả thuộc họ bồ hòn nói chung. 

Sau hội nghị, các đại biểu sẽ có chuyến tham quan thực địa tới vùng chuyên canh và các cơ sở chế biến vải tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Đây là một trong những địa phương có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước, tìm hiểu về sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ vải tại địa phương.

Sản phẩm phụ trợ mùa vải thiều: Đáp ứng tiêu chuẩn, quy cách
(BGĐT) - Trước quy định các thùng xốp phục vụ vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đều phải in logo mã truy xuất nguồn gốc, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã kịp thời áp dụng công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu vải thiều diễn ra thuận lợi, đem lại giá trị kinh tế cao.
Toàn tỉnh có hơn 500 điểm cân thu mua vải thiều
(BGĐT) - Trong ngày 6-6, vải thiều Bắc Giang tiếp tục được tiêu thụ mạnh, giá bán ổn định ở mức cao, dao động từ 32- 50 nghìn đồng/kg, giá vải sớm khoảng từ 42-65 nghìn đồng/kg.
Vải thiều Lục Ngạn giá chót vót, thương lái chen mua ùn tắc quốc lộ
So với năm 2018, sản lượng vải thiều Lục Ngạn chỉ đạt khoảng 60%. Tuy nhiên, người dân lại vui mừng vì vải được giá cao, từ 30.000 - 70.000/kg.
Vải thiều Bắc Giang tiêu thụ mạnh tại chợ đầu mối các tỉnh phía Nam
(BGĐT) - Trong ngày 5-6, vải thiều Bắc Giang tiếp tục được tiêu thụ mạnh, giá bán ổn định ở mức cao, dao động từ 37 - 42 nghìn đồng/kg, giá vải sớm khoảng từ 55-65 nghìn đồng/kg; cao điểm giá vải thiều sớm loại đẹp tại huyện Lục Ngạn có lúc bán được hơn 70 nghìn đồng/kg.

Theo Nhân Dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...