Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ / Gương mặt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chàng trai Bắc Giang "thổi hồn" vào gỗ

Cập nhật: 10:16 ngày 06/02/2021
(BGĐT) - Suốt ngày quanh quẩn tô vẽ, đục đẽo trên các phiến gỗ là công việc thường ngày của anh Nguyễn Văn Mạnh (SN 1994), thôn Giang Tân, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Bằng đôi tay tài hoa, trí tưởng tượng phong phú, anh đã biến những vật vô tri trở nên có giá trị và trở thành ông chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ khi mới 19 tuổi.  

Đam mê dẫn lối

Năm 2009, dù trúng tuyển vào lớp 10 nhưng Mạnh xin bố mẹ cho đến làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) học nghề. Mấy năm theo các bậc tiền bối, Mạnh càng cảm nhận rõ hơn niềm đam mê của mình với công việc tạc tượng trên chất liệu gỗ. Từng tạc nhiều pho tượng Phật cao hơn 3 m và nặng hàng chục tấn cho nhiều chùa các tỉnh phía Bắc, ông chủ 9X Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ: “Chế tác đồ thờ tự chốn linh thiêng nên người thợ cũng gửi gắm tâm, đức của mình trong từng pho tượng. Tôi đã tìm đọc rất nhiều tài liệu về tín ngưỡng, tôn giáo, để khi tạc bức tượng có hồn, thể hiện được sắc thái riêng của đấng được thờ phụng.

Còn với những bức tượng về nhân vật nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, HLV đội tuyển bóng đá quốc gia Park Hang-seo… tôi đọc nhiều sách giới thiệu về cuộc đời của các nhân vật để cảm xúc thăng hoa khi thể hiện tác phẩm”.

{keywords}

Chú gà trống bằng gỗ sống động dần hình thành dưới mũi đục tài hoa của anh Nguyễn Văn Mạnh (bên phải).

Chỉ sau 3 năm theo học, Mạnh nhanh chóng được mọi người ghi nhận tài nghệ, nhiều khách xa gần liên hệ đặt hàng. Từ những đồng tiền tích lũy làm thuê, năm 19 tuổi, Mạnh có được số vốn kha khá nên xây ngôi nhà ba tầng khang trang ở quê thay cho ngôi nhà ngói cũ của bố mẹ. Cuối năm 2018, cậu quyết định về quê mở xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Duy Mạnh.

Với những đóng góp cho nghệ thuật điêu khắc truyền thống, tháng 11/2020, Nguyễn Văn Mạnh được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận danh hiệu nghệ nhân và là một trong những nghệ nhân trẻ tuổi nhất cả nước.

Từ những phiến gỗ thô sơ, xù xì, gốc tre trôi dưới lòng sông… qua đôi tay tài hoa đã biến thành các bức tượng sống động. Nói về tác phẩm đầu tay, ông chủ 9X kể: "Cách đây khoảng 7 năm, trong một lần cùng các bạn đi tắm trên sông Cầu, khi ngụp lặn vô tình chạm vào vật lạ, vớt lên thì thấy gốc tre già, tôi mang về hì hụi chế tác trong mấy ngày thành tác phẩm ông tượng khá lạ mắt. Hiện nay, một trong hai bức tượng được lưu giữ tại gia đình làm kỷ niệm".

Trở thành ông chủ năm 19 tuổi

Trò chuyện với ông chủ trẻ mới biết thêm, để mỗi phiến gỗ trở thành tác phẩm nghệ thuật không dễ. Trước hết phải chọn chất liệu gỗ quý lâu năm để sản phẩm bền với thời gian, không bị ngót, giữ màu tươi lâu. Tùy từng mức độ chi tiết hình tượng mà thời gian chế tác mỗi bức tượng từ 2 ngày, lâu hơn thì cả tháng. Ví như bức tượng gỗ khắc họa chân dung HLV Park Hang-seo khi đội tuyển đang gặt hái nhiều thắng lợi, cảm xúc thăng hoa nên Mạnh chỉ làm hai ngày là xong.

Mặc dù một số khâu cắt gọt gỗ đã được xử lý bằng máy móc song đến phần kỹ thuật người thợ vẽ phác thảo rồi đục, tỉa thủ công theo từng nét vẽ và cảm xúc. Khó khăn với nghề đó là người làm phải đam mê mới có thể ngồi liên tục nhiều tiếng đồng hồ đục đẽo sản phẩm. Ngoài ra, bụi bặm, mùi sơn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

{keywords}

Tượng Thần trà - một trong những sản phẩm của Nguyễn Văn Mạnh được nhiều khách đặt hàng.

Chủ nhân 9X giơ hai bàn tay lên khoe: "Tôi chỉ có... 3 hoa tay nên nói khéo tay không hẳn đã đúng, để trụ được với nghề phải kiên trì, học hỏi không ngừng và có niềm đam mê". Cụ thể như tượng con ve sầu bé bằng bao thuốc lá đục đẽo rất tỉ mỉ, chi tiết trong mấy ngày, mắt thường xuyên phải căng ra, tập trung cao độ vì chỉ sơ sểnh chệch đường đục là hỏng. Ngoài các bức tượng lớn, nhiều sản phẩm mỹ nghệ nhỏ như châu chấu, bọ ngựa, ve sầu rất được khách hàng yêu thích đặt mua về trưng bày. Tùy kích thước, loại gỗ, độ tinh xảo mà mỗi sản phẩm có giá bán khác nhau,

Nghề mộc mỹ nghệ đến với Mạnh như cái duyên, ngoài mang lại việc làm, thu nhập, nó còn giúp anh thỏa mãn đam mê, góp phần tôn vinh giá trị nghệ thuật trong cuộc sống. Đến nay, ông chủ 27 tuổi có trong tay cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ mang lại nguồn thu ổn định. Đam mê và muốn chia sẻ sản phẩm đẹp đến bạn bè nên mỗi sản phẩm hoàn thành được anh chụp lại, livestream quảng bá trên mạng xã hội Facebook. Vì thế nhiều khách hàng xa gần ở trong tỉnh, ngoài tỉnh như Sơn La, Hà Nội, Hải Dương, Lâm Đồng biết đến liên hệ đặt hàng.

Mai Toan
Đam mê với nhà gỗ truyền thống
(BGĐT) - Lập nghiệp khi 18 tuổi, anh Hoàng Văn Ngọc (SN 1993), thôn Tây, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã có lúc gặp khó khăn tưởng không vượt qua. Song những thử thách đó đã tôi rèn và giúp anh có được thành công như ngày hôm nay. Hiện, anh Ngọc là chủ cơ sở sản xuất nhà gỗ lớn ở huyện Lạng Giang, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.  
Chế biến, xuất khẩu gỗ ở Bắc Giang: Đa dạng sản phẩm, tìm thị trường mới
(BGĐT) - Quý I năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ của tỉnh Bắc Giang ước đạt 150 tỷ đồng, bằng 7,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ toàn tỉnh năm 2019 (khoảng 2 nghìn tỷ đồng). Do nhiều nguyên nhân, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) không xuất khẩu được sản phẩm, cần giải pháp gỡ khó.
Độc đáo hình tiên nữ trên gỗ đình Thổ Hà
(BGĐT) - Đình Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một trong những ngôi đình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở xứ Bắc. Ngôi đình được xây dựng từ lâu đời và được tu sửa lớn ở thời Lê, niên hiệu Chính Hòa thứ 7 (1686). Một trong những hình tượng đặc sắc nhất ở nghệ thuật kiến trúc đình Thổ Hà là các bức chạm khắc hình tiên nữ.
Độc lạ triển lãm đồ gỗ mỹ nghệ
(BGĐT) – Từ ngày 27-2 đến 10-3, tại Khu đô thị Bách Việt, phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang (Bắc Giang) diễn ra triển lãm giới thiệu sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Tại đây có hơn 10 gian hàng với nhiều sản phẩm đồ gỗ độc lạ của các làng nghề thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An…
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...