Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ / Gương mặt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vũ Thị Hải Anh truyền cảm hứng đọc sách tới những người khiếm thị

Cập nhật: 15:12 ngày 29/06/2020
Vũ Thị Hải Anh (Lớp 9, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đã vinh dự đoạt giải chính thức và giải phụ cuộc thi “đóng góp cho phát triển văn hóa đọc”.

Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương” do Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với Hội Người mù Việt Nam tổ chức.

{keywords}

Vũ Thị Hải Anh (Lớp, 9 Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội).

Hải Anh là một học sinh khiếm thị từng được nhiều người biết đến với những nỗ lực không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Nhờ có thành tích học tập xuất sắc, em vừa được Hội Khuyến học Việt Nam tặng học bổng “Học không bao giờ cùng”.

Ngoài nỗ lực học tập, em còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đã được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc trao giải nhất trong cuộc thi ảnh “Thật tự hào, tôi cùng bạn vượt rào”.

Trong bài dự thi nói trên, em đã khẳng định vai trò của văn hóa đọc trong gia đình: “Đọc sách chính là một cách giáo dục con toàn diện và đa dạng nhất. Mỗi cuốn sách hay đều là những chắt lọc từ cuộc sống của tác giả, thậm chí là kinh nghiệm của cả một cuộc đời, cả một thế hệ.

Ta thử làm một phép tính đơn giản: Một người vấp ngã rất nhiều lần và cần tới vài chục năm để chiêm nhiệm, giác ngộ và đúc kết ra những kinh nghiệm của bản thân. Trong khi, ta chỉ cần đọc cuốn sách do người đó viết là đã hiểu được phần nào những điều mà người đó trải qua, hơn nữa chỉ cần một khoảng thời gian rất ngắn”.

Đặc biệt, ý nghĩa của Sách Nói với trẻ khiếm thị, em viết: “Với những trẻ là khiếm thị, việc đọc một cuốn sách chữ là vô cùng khó khăn bởi không phải lúc nào cũng có người mắt sáng bên cạnh cả ngày để đọc sách cho nghe. Bởi vậy, cho trẻ khiếm thị nói riêng và người khiếm thị nói chung, nghe Sách Nói vừa để tăng hiểu biết, vừa tránh khỏi nguy cơ mắc chứng tự kỉ, tự cô lập mình ở lứa tuổi của trẻ nhỏ”.

Trong bài dự thi, em đã chia sẻ những trải nghiệm của mình khi nghe kênh Cùng bạn đọc sách: “Tôi biết đến kênh qua trang web của Vụ Thư Viện và qua sự giới thiệu của một người bạn. Qua lời giới thiệu của người bạn ấy, cộng với việc trực tiếp trải nghiệm kênh, tôi thấy đây là một ý tưởng rất hay và có ích cho cộng đồng, đặc biệt là những người khiếm thị như tôi - những người không thể tự mình đọc được một cuốn sách bình thường mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của người sáng mắt...

Là một người khiếm thị đã tốt nghiệp trung học cơ sở và không có cơ hội được đi học trung học phổ thông, sau khi nghe phần giới thiệu về cuốn sách này, tôi đã hiểu ra rằng, việc mình tự đọc, tự học, tự trau dồi tri thức cũng là điều rất cần thiết và quan trọng. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, tin tưởng vào sách báo thì sách báo sẽ là người bạn đồng hành thiết thực, mang lại cho ta những kiến thức và kinh nghiệm quý giá.

{keywords}

Hải Anh nhận giải thưởng Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương".

Với sự nỗ lực của các tình nguyện viên đang cộng tác với kênh cùng bạn đọc sách, tôi tin rằng, mình sẽ có rất nhiều cơ hội biết đến các cuốn sách hay và bổ ích. Nguồn tài liệu ấy sẽ góp phần giúp những người khiếm thị như tôi nắm được chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa tương lai của mình”.

Trong bài dự thi, em cũng bày tỏ mơ ước trở thành một biên tập viên và mong muốn sẽ được tiêp cận nhiều hơn với thông tin và tài liệu thông qua kênh “Cùng bạn đọc sách”.

“Tôi là một người khiếm thị mong muốn trở thành một biên tập viên nên nguồn tài liệu về văn học, Lịch Sử, sách truyền cảm hứng, sách kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tài liệu chuyên ngành là vô cùng quan trọng. tất cả đối với tôi đều là một kho tàng tri thức quý báu.

Những audio sách nói của Vụ Thư Viện chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa kho tàng ấy. Sách nói sẽ đưa tôi đến gần hơn với tri thức. Những người khiếm thị như tôi sẽ có thể tiếp cận nguồn tài liệu như những người mắt sáng bình thường” - Hải Anh nói.

Xây dựng Luật Thư viện: Tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy văn hóa đọc
(BGĐT) - Chiều 11-9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khu vực tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thư viện.
Em Tăng Thị Phương Mai đoạt giải Khuyến khích cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc" toàn quốc
(BGĐT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức tổng kết cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc" năm 2019. Sau 3 tháng phát động và triển khai, cuộc thi thu hút hơn 536 nghìn học sinh, sinh viên ở 4,3 nghìn trường học trong toàn quốc tham gia. 
Lan tỏa văn hóa đọc
(BGĐT)- Những ngày vừa qua, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị của sách, phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng cuộc sống tiến bộ. Làm gì để văn hóa đọc lan tỏa trong đời sống hằng ngày?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đọc sách, văn hóa đọc đã nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng
Đọc sách, văn hóa đọc đã nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng. Đây là ghi nhận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ –TTg ngày 24-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày sách Việt Nam. Hội nghị do Bộ Thông tin và Truyền thông với nhiều cơ quan liên quan phối hợp tổ chức ngày 18-4, tại Hà Nội.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2019: Khơi gợi niềm đam mê đọc sách
Cuộc thi là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên với mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi, vun đắp tình yêu đọc sách.

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...