Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bí thư Đoàn Nguyễn Ngọc Sơn: Giành học bổng “khủng” của Fulbright

Cập nhật: 08:07 ngày 07/09/2018
(BGĐT)- Là một trong hai công chức trẻ của Việt Nam xuất sắc vượt qua hàng nghìn ứng viên sáng giá toàn cầu để giành được học bổng Hubert.H. Humphrey thuộc hệ học bổng Fullbright, hiện anh Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Bí thư Chi đoàn, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đang theo học tại Trường Đại học California (Mỹ).  

Sau khi biết tin anh Sơn giành học bổng danh giá của Chính phủ Mỹ, tôi liên lạc với anh qua email, facebook, zalo, viber nhưng mọi việc đều không dễ như tưởng tượng. Sang Mỹ, anh Sơn thường chỉ dùng email và facebook cá nhân vào một khung giờ nhất định. Vì chênh lệch múi giờ nên đôi khi ở Việt Nam tôi gửi mail cho anh vào buổi sáng, ở đầu kia trái đất phải tận sáng hoặc tối hôm sau anh mới trả lời. Để hòa nhập với môi trường mới, anh mất gần hai tháng học, bổ túc thêm vốn ngoại ngữ và làm quen với bạn bè bên Mỹ. Được Chính phủ Mỹ đài thọ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt, anh Sơn có cơ hội tham gia khóa đào tạo một năm chuyên sâu về chính sách công và các công cụ quản lý đất đai tài nguyên; đồng thời thực tập tại một số cơ quan, đơn vị ở nước này.

{keywords}

Anh Nguyễn Ngọc Sơn (thứ ba từ phải sang hàng trên) cùng các bạn học.

Cơ chế tuyển chọn của hệ học bổng Fullbright do Chính phủ Mỹ cấp vốn rất khắt khe. Tính từ năm 1978 đến nay mới chỉ có 40 nhà chuyên môn trẻ tại Việt Nam giành được học bổng này. Với tiêu chí tuyển chọn những người trẻ có năng lực nổi trội, khả năng lãnh đạo và triển vọng đóng góp cho cộng đồng, ứng viên toàn thế giới phải trải qua ba vòng gồm: Viết bài luận (dài khoảng 5 nghìn từ bằng tiếng Anh) thể hiện trải nghiệm và sự am hiểu của bản thân và định hướng tương lai cho ngành nghề, lĩnh vực đang làm. Nếu vượt qua vòng này, ứng viên được phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh bởi Hội đồng (gồm quan chức của Đại sứ quán Mỹ, chuyên gia các lĩnh vực và những người đã từng được học bổng trước đây). Cuối cùng, hồ sơ của hàng trăm ứng viên được Hội đồng cấp cao tại Mỹ đánh giá, xem xét. Chính vì thế, mỗi năm học bổng thường không cố định về chỉ tiêu quốc gia, có thể một quốc gia sẽ nhiều người được trao hoặc không ai cả.

Thời gian này, anh đang dự kỳ học thuật chuyên sâu về chính sách công và các công cụ quản lý đất đai, tài nguyên tại Trường Đại học California (một trường được xếp hạng thứ hai thế giới về lĩnh vực này) cùng với 11 người đến từ 11 quốc gia trên thế giới. Sau đó, Sơn sẽ tham dự các hội thảo quốc tế tổ chức tại một số bang khác nhau của nước Mỹ.


Ban đầu, anh Nguyễn Ngọc Sơn chỉ đăng ký, làm hồ sơ với mục đích thử thách, cũng như học hỏi có thêm trải nghiệm. Anh dành thời gian tự học ngoại ngữ qua mạng xã hội, Youtube để vượt qua mức tối thiểu do đơn vị tuyển chọn yêu cầu (61 điểm TOEFL). Mỗi ngày, anh học vài câu, tập nói vài đoạn thoại hoặc viết bài luận vài trăm chữ. Tích lũy từng ngày, vốn tiếng Anh của anh khá dần . Được trải qua nhiều vị trí công tác từ cấp huyện lên đến tỉnh, anh có cơ hội tiếp xúc với cán bộ ở các cấp chính quyền, doanh nghiệp và đặc biệt là người dân. Quá trình làm việc đó giúp anh hoàn thành tốt các bài thi, vòng phỏng vấn để được chọn.

Nhiều người băn khoăn, liệu đi học ở Mỹ thì có thể giải quyết được vấn đề ở địa phương. Nhưng anh Sơn lại suy nghĩ khác, trong bối cảnh thế giới phẳng và rất mở như ngày nay, không chỉ khu vực tư nhân mà các cơ quan nhà nước cũng cần phải có một tư duy cởi mở, thích ứng nhanh và chủ động bắt kịp với xu thế. Đơn cử như việc các cơ quan chính quyền Mỹ có nhiều công cụ đánh giá tác động của một chính sách về đất đai; kỹ năng tuyên truyền để tác động đến tâm lý của người dân sao cho có thể chấp nhận được. Mỗi đơn vị có cách thức ứng dụng công nghệ trong giải quyết các vấn đề đất đai mà Việt Nam có thể áp dụng...

Với suy nghĩ nếu thanh niên (đặc biệt là những người công tác trong các cơ quan nhà nước) vẫn còn tư duy lối mòn, an phận và hưởng thụ khi thế giới đang thay đổi từng ngày thì sẽ sớm bị bỏ lại phía sau, anh Sơn vẫn cần mẫn học tập, tiếp thu những thứ mới. Anh cũng bày tỏ, sau khi về nước vẫn mong muốn tiếp tục được làm việc, tham mưu cho cơ quan, lãnh đạo nhằm xây dựng chính sách phù hợp, tiên tiến. Như câu châm ngôn của người Mỹ: “Stay foolish, stay hungry! - Hãy cứ dại khờ và hãy cứ khát khao”, anh hy vọng những điều mình làm phần nào tiếp thêm động lực, mở ra cho những người trẻ một cách nhìn mới.

Cậu học trò tỉnh lẻ giành 2 học bổng trung học tại Mỹ
Vượt qua hàng trăm học sinh của nhiều nước, Nguyễn Lê Đông Hải (học sinh lớp chuyên Anh Trường THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) đã giành được học bổng toàn phần trị giá 58.000 USD/năm cho 2 năm học lớp 11 và 12 tại CATS Academy Boston. Hải còn nhận được học bổng hỗ trợ tài chính trị giá 100% học phí từ trường trung học The MacDuffie School ở Grandby, Massachussets.
 
Thầy giáo trường huyện giành học bổng Fulbright 2018
Đó là thầy giáo Đặng Quang Tám (SN 1980) hiện giảng dạy tại Trường THCS Lý Nhật Quang, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
 
Nữ sinh chuyên Toán giành học bổng của 5 trường đại học Mỹ và Canada
Theo thông tin từ Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai, em Trần Ngọc Minh, học sinh lớp 12 chuyên Toán của nhà trường vừa xuất sắc nhận được 5 suất học bổng từ 4 trường đại học danh tiếng của Mỹ và 1 trường đại học của Canada.
 
Nam sinh trường Ams giành học bổng 6 tỷ đồng của Đại học Cornell, Hoa Kỳ
Đại học Cornell (top 14 đại học quốc gia tốt nhất nước Mỹ) chính là ngôi trường, là điểm đến vào mùa thu năm nay mà Cao Tuấn Kiệt yêu thích nhất, quyết định chọn nộp hồ sơ ứng tuyển vào đợt Early Decision (nộp hồ sơ sớm và được chọn duy nhất một trường để nộp).
 

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...