Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tự học, chiến sĩ cảnh sát nghĩa vụ giành 9,75 điểm Sử

Cập nhật: 14:57 ngày 21/07/2017
Suốt thời gian ôn thi, Trung sĩ Trần Duy Thông, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an đóng cửa tự ôn qua sách giáo khoa và tìm kiếm tư liệu qua mạng Internet. Với cách học này, Trung sĩ trẻ giành 9,75 điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

{keywords}

Ước mơ của Thông là trở thành một điều tra viên giỏi.

Toán 8,6 điểm, Ngữ văn 7 điểm, Lịch sử 9,75 điểm, Trần Duy Thông (SN 1995) chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC81) Công an tỉnh Nghệ An đứng vị trí 36 trong tổng số 320 chiến sĩ nghĩa vụ khu vực miền Bắc có điểm xét tuyển đại học cao khối C3 từ 22,5 điểm trở lên. Trong đó, Trần Duy Thông giữ top 2 về điểm thi môn Lịch sử.

Với 28,85 điểm (đã tính điểm ưu tiên), Trần Duy Thông cho biết, em sẽ đăng ký xét tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân.

Ít ai biết rằng, trước đây, Trần Duy Thông không phải là dân khối C chính hiệu. Năm lớp 12, em mới chuyển sang học khối C để thi vào Học viện Cảnh sát, tuy nhiên, không đủ điểm trúng tuyển. Thông đăng ký tuyển nghĩa vụ và được phân công về PC81 công tác.

Trong thời gian này, ngoài thực hiện nhiệm vụ được phân công, Trần Duy Thông tranh thủ ôn thi. Đầu năm 2017, Học viện Cảnh sát nhân dân không xét tuyển thí sinh khối C (Văn, Sử, Địa) mà thay vào đó xét tuyển khối C3 gồm các môn Toán, Văn, Sử. Việc xáo trộn môn thi khiến Thông và các bạn trẻ chung chí hướng phải thay đổi môn học.

“Ngay từ đầu, do tập trung cho khối C nên kiến thức Toán của em bị hổng khá nhiều. Khi biết thông tin thay đổi môn thi, em phải dành nhiều thời gian để củng cố, hệ thống lại kiến thức môn Toán”, Thông cho hay.

Trước thời gian thi 2 tháng, Thông được đơn vị tạo điều kiện tập trung toàn bộ thời gian để ôn luyện. Trong khi các bạn khác chọn các lớp ôn thi tập trung thì Trần Duy Thông quyết định đóng cửa tự ôn.

“Em thấy với hình thức thi trắc nghiệm thì nội dung chủ yếu sẽ nằm trong sách giáo khoa. Chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa và chịu khó tìm kiếm tài liệu nâng cao, mở rộng thì cũng có thể đáp ứng được yêu cầu của đề thi. Hơn nữa cũng tiết kiệm được cho bố mẹ một khoản tiền kha khá”, Trung sĩ Trần Duy Thông chia sẻ.

Với cách học này, trong suốt 1 năm ôn thi, Trần Duy Thông chỉ phải trả 1 triệu đồng chi phí học qua mạng cho cả 3 môn.

“Thật ra em không có bí quyết gì đặc biệt ngoài việc làm nhiều đề thi. Em lên mạng tìm kiếm đề thi, tự làm rồi so đáp áp, sai phần nào thì học lại phần đó. Môn Ngữ văn thì em chủ yếu là tập viết bài rồi chụp ảnh, gửi qua mạng nhờ thầy đọc, sửa và góp ý cho để rút kinh nghiệm”, chàng lính trẻ chia sẻ.

Đối với môn Lịch sử, theo Thông, việc nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa mới chỉ “chắc” được khoảng 70%. Những câu phân loại thí sinh đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu, bao quát hơn. Bởi vậy, với mỗi sự kiện lịch sử, Thông thường lên mạng, tìm đọc các bài phân tích, đánh giá của các chuyên gia quân sự để có kiến thức toàn diện hơn. Mỗi sự kiện, vấn đề lịch sử đều được Thông khái quát nội dung cơ bản bằng sơ đồ tư duy, vừa dễ nhớ, vừa không để sót ý.

“Hôm thi môn Lịch sử, em cũng khá hồi hộp. Có lẽ vì tâm lý không được vững lắm nên em bị nhầm lẫn về khái niệm đối với câu số 39, mất 0,25 điểm”, Thông vẫn nuối tiếc vì để vuột điểm 10 môn Lịch sử, môn thi mà em đã đặt mục tiêu cao nhất trong kỳ thi này.

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...