Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Nam >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xã Khám Lạng (Lục Nam) hỗ trợ lợn bị dịch bệnh chưa khách quan

Cập nhật: 14:00 ngày 19/02/2020
(BGĐT) - Một số công dân ở xã Khám Lạng, Lục Nam (Bắc Giang) phản ánh, năm 2019, các gia đình có lợn chết do bệnh dịch tả châu Phi nhưng chưa được nhận hỗ trợ của Nhà nước theo quy định. Việc kiểm đếm, hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa khách quan.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại có lợn bị dịch tả châu Phi buộc phải tiêu hủy năm 2019, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch xã Khám Lạng đã thống kê, làm thủ tục đề nghị Nhà nước hỗ trợ khoảng 2 nghìn con, tổng số tiền gần 3,4 tỷ đồng (25-30 nghìn đồng/kg lợn hơi). Hàng trăm hộ chăn nuôi trên địa bàn xã trong diện được hỗ trợ.

{keywords}

Người dân thôn Bình Tân phản ánh vụ việc với phóng viên.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách này có những ý kiến thắc mắc từ người dân. Bà Vũ Thị Huệ, thôn Bình Tân phản ánh: Gia đình có 54 con lợn thịt và lợn nái bị dịch tả châu Phi dịp giữa năm 2019. Khi lợn bệnh, bà đã thông tin cho cán bộ thú y xã và lãnh đạo thôn tới lập biên bản phối hợp tiêu hủy, vậy mà chỉ có 17 con được hỗ trợ hơn 21 triệu đồng. Khi gia đình có ý kiến, cán bộ BCĐ phòng, chống dịch động vật xã lại thông tin họ thống kê thiếu 10 con, tổng số tiền được hỗ trợ không phải con số trên mà là 44 triệu đồng. Cho rằng việc kiểm kê, lập danh sách hỗ trợ còn khuất tất, thiếu khách quan, bà Huệ có đơn gửi nhiều nơi đề nghị làm rõ.

Cùng với gia đình bà Huệ, hàng chục công dân khác tại một số thôn ở xã Khám Lạng phản ánh việc có lợn bị chết do dịch tả châu Phi mà chưa được hỗ trợ đủ. Ví như hộ ông Lưu Văn Cẳm, thôn Hạ có 20 con lợn thịt và 2 con lợn nái bị dịch chết nhưng chỉ được nhận hỗ trợ 7 con. Hộ các ông: Phạm Văn Thuận, Lưu Văn Hợi, Lưu Văn Từ, Lương Văn Nghị, Nguyễn Trọng Khắc, Nguyễn Trọng Khiêm ở thôn Hạ cũng có lợn dịch phải tiêu hủy, đã thông báo cho trưởng thôn đến xác nhận nhưng không được hỗ trợ...

Theo Quyết định 793/QĐ-TTg ngày 27-6-2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi thì người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại... có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch trên được hỗ trợ 25 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại và 30 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Kha, Phó Chủ tịch UBND xã Khám Lạng, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch động vật xã cho biết: Khi xuất hiện bệnh dịch tả châu Phi ở đàn lợn, UBND xã đã kiện toàn BCĐ, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch, phân công cán bộ thú y phối hợp với ban quản lý các thôn tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch. Khi có lợn chết do bị dịch bệnh phải báo cho lãnh đạo thôn và cán bộ thú y lập biên bản, tổ chức tiêu hủy, khử trùng đúng nơi, đúng chỗ. Kiểm tra cho thấy, các trường hợp có đơn hầu hết thiếu biên bản xác minh, biên bản chôn hủy lợn chết do bị dịch bệnh nên không có cơ sở để lập danh sách đề nghị hỗ trợ. Riêng hộ bà Vũ Thị Huệ, gia đình báo có 54 con nhưng chỉ 27 con bị chết dịch có biên bản chôn hủy. Khi lập danh sách, do cán bộ sơ ý, thống kê thiếu 10 con, lúc gia đình ý kiến, cán bộ chuyên môn đã hướng dẫn làm thủ tục đề nghị hỗ trợ bổ sung. Hộ ông Lưu Văn Cẳm có 22 con nhưng chỉ 7 con có biên bản chôn hủy. Một số trường hợp khác, do cán bộ thú y và ban quản lý thôn không thống nhất được danh sách dẫn đến sai sót.

Tìm hiểu được biết, dịch tả châu Phi xuất hiện ở Khám Lạng từ rất sớm (khoảng đầu tháng 4-2019) nên việc phòng, chống dịch từ cán bộ chuyên môn và người dân còn chủ quan, lơ là. Việc nắm bắt lợn bị bệnh, chôn hủy lợn chưa được BCĐ xã giám sát chặt chẽ, dẫn đến một số hộ dân không chấp hành nghiêm việc thông báo cũng như chôn hủy theo quy định. Một số hộ còn bán rẻ lợn dịch cho thợ thịt (có hộ thừa nhận do lợn chết nhiều, gọi cán bộ thú y không thấy đến, ngại đi chôn nên bán cho thợ thịt hàng chục con bị bệnh với giá 100-200 nghìn đồng/con- PV). Về phía BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật xã cũng chưa thực hiện tốt việc kiểm kê số lượng, lập danh sách, tổ chức niêm yết công khai tên các hộ có lợn chết do dịch bệnh được hỗ trợ. Việc xác định trọng lượng lợn bị dịch chưa đúng hướng dẫn, thiếu khách quan, chuẩn xác...

Thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, đợt dịch tả lợn châu Phi xảy ra năm 2019, huyện có khoảng 40 nghìn con bị chết được lập biên bản tiêu hủy. Hiện các xã, thị trấn cơ bản thực hiện xong việc hỗ trợ đợt 1 cho người chăn nuôi, chủ trang trại, riêng xã Khám Lạng có nhiều thắc mắc từ người dân. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, UBND huyện Lục Nam đã có văn bản chuyển đơn và yêu cầu UBND xã Khám Lạng rà soát, xem xét đề nghị của công dân để giải quyết dứt điểm vụ việc, rõ trách nhiệm cá nhân liên quan, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và phòng chuyên môn. Hiện BCĐ phòng, chống dịch động vật xã Khám Lạng đã mời các hộ có đơn lên làm việc, tiếp nhận các đề nghị cụ thể để có hướng giải quyết theo quy định. Qua xem xét, BCĐ xã đã bổ sung thêm một số lợn bị chết do dịch bệnh của hộ chăn nuôi vào danh sách đề xuất hỗ trợ.

Dịch tả lợn châu Phi rình rập trở lại
(BGĐT) - T heo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến ngày 3-1, toàn tỉnh có 229 xã, phường, thị trấn sau 30 ngày không phát sinh lợn ốm chết do dịch tả lợn châu Phi. Như vậy có thể nhận định dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Giang. Đây là cơ sở, điều kiện để khôi phục và phát triển ngành chăn nuôi lợn, vốn là thế mạnh của tỉnh.
Lục Nam: Hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Đến nay, 2.300 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Nam bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019 đã được nhận tiền hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 42 tỷ đồng.
Gần 300 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)- Nhằm giúp người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi có điều kiện khôi phục sản xuất, khắc phục khó khăn, T.Ư, tỉnh Bắc Giang đã trích kinh phí từ nguồn ngân sách để hỗ trợ.
Hỗ trợ từ 100-400 nghìn đồng/người/ngày cho người tham gia tiêu hủy lợn chết do dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)-Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. 

Tuấn Dương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...