Thứ sáu, 10/05/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Khôi phục thương mại dịch vụ

Cập nhật: 07:28 ngày 21/07/2021
(BGĐT) - Đến nay, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được khống chế, Bắc Giang đã làm chủ tình hình. Tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp khôi phục kinh tế, trong đó có thương mại dịch vụ. 

Thị trường bán lẻ phục hồi

Sau khi chuyển trạng thái phòng, chống dịch, huyện Lục Nam đã cho phép cơ sở kinh doanh, dịch vụ bán buôn, bán lẻ; xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, khu tập luyện thể thao; khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. 

{keywords}

Siêu thị Co.opmart Bắc Giang có nguồn hàng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Ông Vũ Trí Học, Phó trưởng Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện, thành viên Tổ hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới cho biết: “Trên địa bàn huyện có hơn một nghìn hộ kinh doanh cá thể và gần 20 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ. Chúng tôi đã hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện quy định về tổ chức sản xuất, kinh doanh trở lại; đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại cơ sở. Đến nay, qua nắm bắt chung, người dân, chủ cơ sở, doanh nghiệp đều chấp hành theo chỉ đạo”.

Tại thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam), các cửa hàng đã trang bị nước sát khuẩn. Tại điểm bán hàng ăn sáng của chị Nguyễn Thị Oanh, thị trấn Đồi Ngô mỗi ngày bán hơn 100 suất bánh cuốn chả, bằng một nửa so với trước khi xảy ra dịch Covid-19. Chị Oanh nói: “Chỉ một số ít khách ăn tại quán còn chủ yếu mua về nhà. Chúng tôi có nước sát khuẩn, xà phòng để khách khử khuẩn tại chỗ. Tại mỗi bàn ăn chỉ bố trí 2 ghế ngồi thay vì 4 chỗ như trước kia”.

6 tháng đầu năm nay, các ngành dịch vụ đều có tăng trưởng. Trong đó, bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 7,1%; vận tải kho bãi tăng 2,56%... Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, tại TP Bắc Giang và huyện Tân Yên, ngoài cửa hàng kinh doanh mặt hàng thiết yếu, thị trường bán lẻ dần lấy lại được đà phục hồi song chưa sôi động như trước.

Nguyên nhân là do người dân có tâm lý ngại đến những nơi công cộng, đông người. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, dịch vụ ship hàng, thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi cũng khiến khách hàng mua bán trực tiếp theo phương thức truyền thống giảm so với trước.

Khảo sát tại nhiều điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như giải trí, thẩm mỹ, vận tải… cho thấy, công suất hoạt động giảm nhiều. Đơn cử, Công ty TNHH Du lịch Hưng Thịnh, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) mới chạy hơn 30 xe đưa đón công nhân. Những phương tiện còn lại vẫn nằm yên do khách thuê xe chưa nhiều. Đại diện Công ty cổ phần Xe khách Bắc Giang thông tin, các doanh nghiệp dần đưa các xe vào hoạt động trở lại, tuy nhiên lượng xe bước đầu chỉ khoảng 50%.

Tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch

Đánh giá chung của cơ quan chức năng, dịch vụ, thương mại bị tác động mạnh bởi dịch bệnh song 6 tháng đầu năm hầu hết các ngành đều có tăng trưởng. Trong đó, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tăng 7,1%; vận tải kho bãi tăng 2,56%... Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng giá trị (giá hiện hành) ước đạt 20.620 tỷ đồng, mới đạt 48% kế hoạch đề ra.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế dịch bệnh, để bảo đảm “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đạt kế hoạch đề ra trong năm, Tổ giúp việc khôi phục hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại do Sở Công Thương chủ trì đã thực hiện nhiều biện pháp. 

Theo đó, các DN kinh doanh thương mại, siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh dự trữ hàng hóa tăng thêm từ 20-30% so với thời điểm tháng 4/2021, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: Gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến.

Một số doanh nghiệp đã dự trữ tại kho bảo đảm cung ứng cho người dân trong mọi tình huống (Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Dũng Tiến 60 tỷ đồng, hệ thống cửa hàng Vinmart 15 tỷ đồng, Siêu thị Big C 32 tỷ đồng, Siêu thị Co.op mart 35 tỷ đồng).

Các trung tâm thương mại thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19 cho nhân viên, khách hàng đến mua sắm. Siêu thị Co.opmart Bắc Giang đã triển khai chương trình giá tốt, khuyến mại trong tháng 7, ưu đãi nhiều mặt hàng gia dụng, thực phẩm. Siêu thị có nước sát khuẩn, đo nhiệt độ cho khách trước khi vào mua sắm; quầy thanh toán có tấm chắn, hạn chế tiếp xúc, bảo đảm phòng dịch.

Ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Tổ trưởng Tổ giúp việc khôi phục hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại (Ban Chỉ đạo khôi phục sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại tỉnh) cho biết, Tổ tiếp tục chỉ đạo các tổ nắm bắt tình hình, rà soát khó khăn của các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Nguy cơ dịch bệnh vẫn còn hiện hữu nên các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thương mại cần luôn tính tới phương án hồi phục an toàn, hoạt động bền vững.

Bài, ảnh: Trường Sơn

Thị trường mặt bằng kinh doanh: Tìm cơ hội hồi phục
(BGĐT) - Do nhiều nguyên nhân, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh ảm đạm nên nhiều cửa hàng ở TP Bắc Giang và trung tâm các huyện không có người thuê. Nhu cầu mặt bằng kinh doanh giảm song theo một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, phân khúc này đang trở về giá trị thật.
Nỗ lực phục hồi thị trường lao động sau tác động của dịch Covid-19
(BGĐT) - Sáng 14/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; quán triệt thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QG-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang kết nối tiêu thụ 4 nghìn tấn vải thiều
(BGĐT) - Nhằm góp phần giúp nông dân tiêu thụ vải thiều, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang đã tích cực kết nối với các đơn vị liên quan, qua đó tiêu thụ được 4 nghìn tấn quả. 
Vụ vải thiều 2021: Linh hoạt kết nối, khai thác các thị trường
(BGĐT) - Đối phó với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã phối hợp thực hiện linh hoạt các kịch bản tiêu thụ vải thiều năm 2021 với nhiều nét mới. Nhờ đó, đến nay huyện đã tiêu thụ được hơn 70% lượng vải với sức mua, giá bán thuận lợi cả trong nước và xuấ khẩu.  
Xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường châu Âu
(BGĐT) - Theo Sở Công Thương, ngày 10/6, vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại thị trường Đức để cung cấp đến người tiêu dùng.
Lực lượng quản lý thị trường kết nối tiêu thụ 3 nghìn tấn vải thiều
(BGĐT) - Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và Tổng Cục QLTT về việc thực hiện Chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3 nghìn tấn vải thiều Bắc Giang; từ ngày 1/6 đến nay, lực lượng QLTT toàn quốc đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 300 tấn, riêng lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang tiêu thụ khoảng 3 tấn vải thiều.
Gạo ngon chưa có thị trường
(BGĐT) - Mấy hôm trước, một siêu thị ở thành phố Bắc Giang bán khuyến mại gạo ngon nhất thế giới ST25 cho khách với giá chưa tới 100.000 đồng/túi 3 kg. Điều kiện đơn giản là phải mua hàng với hóa đơn trên 50 nghìn đồng. Cách tiếp thị này khiến đa phần ai cũng mua kèm thêm một túi gạo để xem gạo ngon nhất thế giới như thế nào.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...