Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quản lý chặt mã số vùng trồng nông sản

Cập nhật: 07:00 ngày 24/09/2020
(BGĐT) - Thời gian gần đây, một số vùng trồng nông sản trong nước bị mạo danh, gây thiệt hại cho người sản xuất và ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm. Tại Bắc Giang, nhiều mã vùng trồng đã được cấp để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, tuy nhiên nếu không quản lý tốt có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Nông sản xuất khẩu thuận lợi

{keywords}

Vùng cam, bưởi xã Hồng Giang (Lục Ngạn) được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến nay toàn tỉnh có gần 18 nghìn ha vải thiều, dưa hấu, nhãn và cây có múi được cấp khoảng 300 mã số vùng trồng. Trong đó 19 mã vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, 21 mã vùng sang thị trường Mỹ và một số nước EU, còn lại là vùng vải thiều, nhãn, cây có múi và dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Khi có mã vùng, cơ quan chức năng của tỉnh cử lực lượng chuyên trách thường xuyên cùng người dân bám vườn kiểm tra, ghi nhật ký, đợt sử dụng các vật tư chi tiết cho cây trồng. 

Ông Vi Văn Sáng, thôn Na Hem, xã Hộ Đáp (Lục Ngạn) cho biết: “Gia đình tôi có 1 ha vải nằm trong vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu sang Nhật Bản. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn tôi trong quá trình chăm sóc nên quả vải có mã đẹp, chất lượng, được doanh nghiệp thu mua với giá cao để xuất khẩu”.

Dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật, sản phẩm được kiểm soát tốt về chất lượng, đủ điều kiện xuất khẩu, thậm chí còn được bán ở thị trường cao cấp. Vụ vải thiều vừa qua, hơn 60 tấn vải thiều tươi của Bắc Giang được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật. Đây là một trong những thị trường khó tính, đòi hỏi cao về nhiều tiêu chí. Tiếp nối thành công đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đang chuẩn bị kế hoạch sản xuất vải thiều trong thời gian tới. 

Đó là phối hợp với cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT cập nhật kịp thời thông tin chính sách quy định của Nhật Bản đối với sản xuất và xuất khẩu vải thiều; đàm phán tạo điều kiện để chuyên gia nước ngoài sang giám sát quy trình xông hơi khử trùng được thuận lợi, hoàn thiện quy trình sơ chế, bảo quản theo quy định của Nhật Bản. Các doanh nghiệp xuất khẩu những năm tiếp theo đã khảo sát, liên kết với người sản xuất; phối hợp với HTX, tổ hợp tác hướng dẫn, giám sát chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bảo vệ người dân, doanh nghiệp chân chính

Toàn tỉnh có gần 18 nghìn ha vải thiều, dưa hấu, nhãn và cây có múi được cấp khoảng 300 mã số vùng trồng. Trong đó 19 mã vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, 21 mã vùng sang thị trường Mỹ và một số nước EU, còn lại là vùng vải thiều, nhãn, cây có múi và dưa hấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Yêu cầu về mã số vùng trồng của các nước nhập khẩu nông sản từ Việt Nam ngày càng khắt khe. Đòi hỏi này hoàn toàn chính đáng bởi là cơ sở xác định trách nhiệm liên quan khi xảy ra khiếu kiện về quyền lợi. Gần đây, tại một số địa phương trong nước đã phát hiện sự gian lận về vùng trồng nhờ truy tìm mã số được cấp. Cụ thể, phía Trung Quốc đưa ra thông báo ngừng nhập khẩu xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp) là do một doanh nghiệp mạo danh mã số vùng trồng đối với 200 lô xoài xuất khẩu sang thị trường nước này. 

Ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: “Hành vi “đánh lận con đen” mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để xuất khẩu sang Trung Quốc thể hiện cách làm ăn chụp giật của một số doanh nghiệp. Tại Bắc Giang chưa xảy ra tình trạng trên nhưng cũng có một số tiểu thương mang vải thiều ra chợ bán nói là vải thiều Lục Ngạn song trên thực tế không phải”. 

Theo ông Tặng, để quản lý chặt mã số vùng trồng, Bắc Giang cử cán bộ phụ trách từng mã vùng được cấp; khi doanh nghiệp, HTX mua sản phẩm phải đăng ký với người quản lý mã vùng để giám sát thu hoạch, đóng gói. Tuy nhiên, nếu như họ bán lượng hàng nhiều hơn so với sản lượng cho mỗi mã vùng đăng ký thì chắc chắn có sự trà trộn. Như vậy, việc phát hiện và xử lý hành vi gian lận trên cần sự vào cuộc của nhiều ngành, cơ quan.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT cảnh báo, thời gian qua, việc quản lý mã số tại các địa phương mới chỉ dừng lại ở thống kê; công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở đã được cấp mã số chưa được thực hiện nghiêm túc. Thêm vào đó, đã có một số doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của trái cây Việt Nam xuất khẩu. 

Nhằm tăng cường việc quản lý các vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, Bắc Giang đang tiến hành kiểm tra, đánh giá và rà soát toàn bộ hiện trạng các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số tại địa phương. Giao cơ quan chuyên môn làm đầu mối tiếp nhận, xử lý các nội dung liên quan và kiểm tra, giám sát thường xuyên các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, tránh để tình trạng sử dụng mã số không đúng quy định. 

Tập huấn, phổ biến kiến thức cho các tổ chức, cá nhân về những quy định của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh đó, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những hành vi cố tình mạo danh xuất xứ hàng hóa, bảo vệ người sản xuất cũng như doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Không thể chần chừ
(BGĐT) - Nông sản có nguồn gốc rõ ràng sẽ tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người sản xuất. Lợi ích là vậy song sản phẩm có truy xuất nguồn gốc tại tỉnh Bắc Giang chưa nhiều.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco: Đưa các mặt hàng nông sản xuất ngoại
(BGĐT) - Thời gian qua, trong khi không ít doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh bởi tác động của dịch Covid-19 thì hoạt động của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (TP Bắc Giang) vẫn ổn định. Sản phẩm của nông dân được thu mua chế biến, các chuyến hàng xuất khẩu đều đặn theo những hợp đồng đã ký kết.
Bắc Giang: Hỗ trợ 10 doanh nghiệp, HTX phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh
(BGĐT)- Hơn 1,6 tỷ đồng là số tiền vừa được Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ hỗ trợ cho 10 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Lục Ngạn và Việt Yên chuyên sản xuất vải thiều, cam, bưởi và rượu để phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh. Nội dung này thực hiện theo Đề án “Xây dựng và phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh năm 2020”.
Đưa chế biến nông sản vào top 10 thế giới
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Về Canh Nậu (Yên Thế), nghe bàn “đầu ra” cho nông sản
(BGĐT) - Tôi đề xuất được đến dự đại hội đảng bộ xã đặc biệt khó khăn nhưng nhiệm kỳ qua có nhiều khởi sắc thì Bí thư Huyện ủy Yên Thế Bùi Thế Chung không chút ngập ngừng giới thiệu về Canh Nậu. Điều tôi tâm đắc là chứng kiến sự nỗ lực của Canh Nậu tìm hướng đi mới cho nông sản.
Hai xe container nông sản liên tiếp 'phơi bụng' trên Quốc lộ 279
Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 10/6, tại Km 59+600 Quốc lộ 279 (đoạn thuộc địa phận bản Nà Nhạn 1, xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã xảy ra vụ tai nạn lật xe đầu kéo cùng container chở 18 tấn ớt tươi.
Nghị sĩ châu Âu đánh giá cơ hội, thách thức đối với nông sản Việt Nam khi thực thi EVFTA
Nhân dịp Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Nghị sĩ thuộc Ủy ban nông nghiệp của Nghị viện châu Âu, Marc Tarabella, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Brussels về những cơ hội và thách thức đối với nông sản Việt Nam tại thị trường châu Âu khi hiệp định đi vào thực thi.
Khai mạc Tuần lễ trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội
Ngày 30/5, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Sở Công Thương Hà Nội và Tập đoàn Central Retail đã phối hợp tổ chức khai mạc Tuần lễ trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội.

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...