Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ba kịch bản tác động của dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế

Cập nhật: 14:01 ngày 06/04/2020
Nếu đại dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 6, tháng 9 hoặc hết năm, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam sẽ là 6,1% duy trì, 19,3% cắt giảm quy mô và 39,3% phá sản.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa có báo cáo đánh giá tác động của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách.

Theo đó, tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam dự báo khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến phục hồi từ quý 3 năm 2020. Xuất khẩu giảm từ khoảng 25% trong quý 2 và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau của năm 2020.

{keywords}

Nếu đại dịch dịch kéo dài thì ảnh hưởng đến nền kinh tế là rất nghiệm trọng. Nếu đến hết tháng 4, 49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động; 31,9% cắt giảm quy mô sản xuất; 18,1% tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản. Nếu đến hết tháng 6, tháng 9 hoặc hết năm tỷ lệ phá sản sẽ là 6,1%, 19,3% và 39,3%.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu chỉ căn cứ trên các số liệu căn bản về số lượng ca nhiễm, số lượng người phải cách ly ở Việt Nam trong thời gian đến ngày 27/3, sử dụng 3 mô hình định lượng nhằm xây dựng các kịch bản về tình hình dịch số lượng ca nhiễm của Việt Nam trong thời gian tới – ARIMA, EWMV và SIR. 

Kết quả từ các mô hình cho thấy các kịch bản từ thấp đến cao (các kịch bản 1, 2 và 3) tương ứng với thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài đến hết cuối tháng 4; cuối tháng 5 và cuối tháng 6 năm 2020.

Cho đến nay đã có một số tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước dự báo về tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên các dự báo này đều dựa trên tình hình dịch từ đầu tháng 3 trở về trước khi mà châu Âu và Mỹ chưa chịu tác động nặng nề như hiện nay.

Bloomberg dự báo tăng trưởng của Việt Nam giảm 0,4 % (số liệu đến tháng 2), ADB cho rằng tăng trưởng giảm 0,5 – 1% và kịch bản xấu có thể giảm đến 1,5% (Báo cáo ngày 10/03). Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tăng trưởng có thể giảm từ 0,67 đến 0,96%, lạm phát trong khoảng 3,96% - 4,86%, xuất khẩu giảm 21%, nhập khẩu giảm 16%, ngành nông nghiệp giảm 0,11%; ngành công nghiệp giảm 0,24%; ngành dịch vụ giảm 0,32% (báo cáo ngày 4/2 và 10/2).

Ngân hàng Nhà nước dự báo lạm phát của Việt Nam thay đổi trong khoảng 4,5% +/- 0,4% (báo cáo ngày 12/3). Nhóm nghiên cứu thực hiện Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2019 của Đại học Kinh tế quốc dân dự báo tăng trưởng giảm từ 0,6 đến 0,8% (số liệu đến ngày 7/3). Trong báo cáo gần nhất (ngày 31/3/2020), World Bank dự báo rằng kinh tế Việt Nam năm 2020 là khoảng 1,5% đến 4,9% tùy kịch bản. Tuy nhiên tăng trưởng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021.

Nhóm nghiên cứu cho rằng với sự thay đổi của tâm dịch từ phía Trung Quốc sang các nước châu Âu, Mỹ và lan rộng sang các khu vực khác, tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ mạnh hơn và thay đổi về cơ chế tác động từ phía đứt gãy nguồn cung ứng đầu vào sang chủ yếu là phía cầu.

Dựa trên cơ sở các kịch bản về số ca nhiễm và cách ly tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành xây dựng một số mô hình định lượng nhằm dự báo sơ bộ tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Kết quả dự báo của các mô hình này cho thấy:

(i) Tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến phục hồi từ quý 3 năm 2020.

(ii) Vnindex giảm khoảng 28% phục hồi ngay sau khi dịch được khống chế với mức xấp xỉ 20%.

(iii) Xuất khẩu giảm khoảng 25% trong quý 2 và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau của năm 2020.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng dự báo tác động của dịch Covid-19 đến một số lĩnh vực của nền kinh tế với kịch bản thuận lợi nhất (Kịch bản 1 - dịch kéo dài đến hết tháng 4/2020) và kịch bản xấu nhất (Kịch bản 3 - dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020).

Dự báo tác động của dịch Covid-19 đến một số lĩnh vực:

{keywords}

{keywords}

Khu vực doanh nghiệp khó khăn chồng chất khó khăn

Bên cạnh các số liệu thống kê chính thức, để có thể thấy rõ hơn tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến của 510 doanh nghiệp (tính đến ngày 1/4/2020). 

Mẫu doanh nghiệp này bao gồm 92,6% doanh nghiệp ngoài Nhà nước, 6,08% doanh nghiệp FDI và 1,76% DNNN. Trong đó các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ chiếm 65,1%, công nghiệp và xây dựng 29,8% và nông nghiệp 5,1%. 69,3% các doanh nghiệp tại Hà Nội, 12,2% tại TP Hồ Chí Minh và 18,5% tại các địa phương khác. Trong số này có 61,56% doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 50 người và 82,74% doanh nghiệp dưới 200 người.

Kết quả nghiên cứu số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và kết quả khảo sát doanh nghiệp của Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, cho đến thời điểm hiện tại, tác động của Covid-19 đến khu vực doanh nghiệp đã bắt đầu bộc lộ một cách rõ ràng trong tất cả các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 93,9% các doanh nghiệp điều tra đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu nhiều khoản chi phí lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí nhân công lao động đang là gánh nặng lớn nhất của 34,5% doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19. Tiếp theo là khoản chi trả lãi vay ngân hàng (25,0%), chi phí hoạt động thường xuyên (20,6%), chi phí thuê mặt bằng (17,9%).

Một trong các khuyến nghị của nhóm nghiên cứu đưa ra lúc này là cần phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam lẫn các quốc gia khác trên thế giới. 

Mức độ kết nối rất lớn của Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội do các nước áp dụng dẫn đến việc đại dịch có thể được kiểm soát ở Việt Nam cũng không thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác.

Nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc cùng lắm đến hết quý 2 thì phản ứng chính sách nên mang tính “hỗ trợ”. Nếu bệnh dịch kéo dài hơn (đến quý 3 hoặc hết năm 2020) chính phủ cần tính tới các biện pháp thiệp mạnh mẽ hơn mang tính “giải cứu”. Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.

Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép kinh doanh trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19
(BGĐT)- Ngày 5/4, Sở Công Thương có văn bản thông báo về các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. 
Đẩy mạnh sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19
Trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước, nhu cầu sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch tăng cao.
Giảm mật độ, quy mô họp chợ phiên và tăng cường sản xuất khẩu trang phục vụ phòng dịch Covid-19
(BGĐT)-Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Sở Công Thương đang cùng UBND các huyện, TP rà soát, tuyên truyền hướng dẫn Ban Quản lý các chợ thực hiện nghiêm quy định giảm mật độ, quy mô họp chợ phiên. 
Các ngân hàng thương mại chung tay ứng phó dịch Covid-19: Hỗ trợ kịp thời, hạn chế rủi ro
(BGĐT) - Ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đối mặt với nguy cơ không trả đúng hạn các khoản vay ngân hàng. Để hạn chế những tác động xấu, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng hành với DN.
Làm gì để hạn chế suy giảm kinh tế trước đại dịch Covid-19?
Tại thời điểm này, việc hỗ trợ DN thông qua chính sách tài khóa sẽ quan trọng hơn chính sách tiền tệ như:Giảm lãi suất, bơm thêm tiền ra thị trường...

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...