Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngân hàng thương mại đồng hành cùng doanh nghiệp

Cập nhật: 08:33 ngày 25/03/2020
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức buổi làm việc trực tuyến với 12 ngân hàng thương mại cổ phần về tình hình triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại bởi dịch Covid-19.

Đại diện 12 ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.

{keywords}

Hoạt động giao dịch tại Eximbank chi nhánh Hà Nội (19 Trần Hưng Đạo).

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung hoãn, giãn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, giảm phí cho các doanh nghiệp, tiếp tục cho vay mới tạo điều kiện vượt qua khó khăn. 

Các ngân hàng thương mại nhà nước chủ đạo nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần cũng phải có trách nhiệm phối hợp triển khai đồng bộ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành để phát tín hiệu rõ ràng, mạnh mẽ sẵn sàng hỗ trợ tổ chức tín dụng trong trường hợp cần tiếp cận vốn. 

Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước giảm nhẹ lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng (lãi suất trên 6 tháng vẫn theo cơ chế thỏa thuận) sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng kéo dài kỳ hạn, qua đó, thuận lợi hơn trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Thông tư 01).

Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, ông Nguyễn Hưng cho biết, trước khi có Thông tư 01, ngân hàng đã chủ động xem xét danh mục khách hàng, sau đó tham gia ý kiến đóng góp, có biện pháp cụ thể hỗ trợ khách hàng. 

Trong danh mục khách hàng phân tích có khoảng 20% khách hàng bị ảnh hưởng nặng, 40% khách hàng còn lại ảnh hưởng tương đối, 40% khách hàng khác ít bị ảnh hưởng, 13% không bị ảnh hưởng (hàng tiêu dùng, thiết yếu…).

Do đó, khi thực hiện Thông tư 01 có thuận lợi là tạo điều kiện khách hàng giảm bớt áp lực tài chính khi không có doanh thu trong thời gian này như với các ngành hàng không, du lịch, khách sạn… 

Từ khi Thông tư 01 có hiệu lực đến nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong dự kiến trong tháng 3 xem xét giãn nợ khoảng 200 khách hàng với dư nợ 1.500 tỷ đồng. Tổng số khách hàng bị ảnh hưởng khoảng 20 - 30 nghìn tỷ đồng/tổng dư nợ.

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, bà Ninh Thị Lan Phương cũng cho biết, ngay sau khi có dịch bệnh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, đã có một số giải pháp như: Những dịch vụ chuyển tiền thì giảm 30 - 50%, đối với khách gửi tiền online thì cộng thêm lãi suất 0,4 - 0,5%, đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm và cho vay cá nhân thì sẽ tặng gói bảo hiểm Covid-19. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội cũng rà soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng bởi Covid-19 để đưa ra các gói hỗ trợ phù hợp.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), khi Ngân hàng Nhà nước triển khai các chỉ đạo tới các tổ chức tín dụng; trong đó các ngân hàng thương mại cổ phần vào cuộc một cách quyết liệt. 

Một số ngân hàng đã ban hành quy định nội bộ Thông tư 01 như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội… 

Thời gian tới, các ngân hàng theo dõi sát tình hình dịch bệnh, tiếp tục triển khai quyết liệt, chủ động, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch; nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ vay do ảnh hưởng của dịch.

Các ngân hàng thương mại miễn, giảm nhiều khoản vay cho doanh nghiệp
(BGĐT)- Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, nhằm kịp thời hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện miễn, giảm lãi vay; cơ cấu lại thời gian trả nợ và tăng cường cho vay, giải ngân gói tín dụng mới.
32 ngân hàng đã tham gia miễn, giảm phí chuyển khoản liên ngân hàng
Tính đến ngày 4/3, đã có thêm 15 ngân hàng tham gia chương trình miễn, giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng.
Sớm khắc phục những hư hỏng, tồn tại cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
Chủ đầu tư và các nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm nếu không sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, tồn tại của dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...