Thứ ba, 30/04/2024
Bắc giang 32 °C / 27 - 41 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lạng Giang mở rộng diện tích lúa chất lượng, rau trái vụ trong vụ xuân

Cập nhật: 10:19 ngày 04/02/2020
(BGĐT) - Là một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang, ngay sau Tết Nguyên đán, bà con nông dân huyện Lạng Giang lại nhanh chóng bắt tay vào vụ mới. Trên những cánh đồng, không khí lao động diễn ra khẩn trương với mong muốn một mùa vụ bội thu.

Những ngày đầu xuân Canh Tý, người dân xã Tân Dĩnh đã tất bật xuống đồng. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, chị Nguyễn Thị Bình, thôn Vinh Sơn, xã Tân Dĩnh chia sẻ: “Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài song gia đình đã áp dụng các biện pháp chống rét cho mạ hiệu quả. Vì vậy, ngay sau Tết, tranh thủ thời tiết ấm áp chúng tôi khẩn trương gieo cấy trà xuân sớm cho kịp thời vụ”. Được biết, trà xuân sớm này gia đình chị Bình và nhiều hộ trong thôn chủ yếu lựa chọn các giống: Xi23, X21, nếp... để gieo cấy.

{keywords}

Nông dân xã Tân Thịnh khẩn trương làm đất cấy trà xuân muộn kịp khung thời vụ.

Cũng với tinh thần đó, mấy ngày qua, tranh thủ nguồn nước đổ ải, sau khi thu hoạch mấy sào rau xanh bán Tết, anh Phạm Văn Thìn, thôn Đồng, xã Tân Thịnh khẩn trương làm đất để kịp thời gieo cấy trà xuân muộn. Phát huy hiệu quả từ vụ trước, vụ này gia đình anh cấy toàn bộ hơn 3 sào theo mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật. Theo anh Thìn, với năng suất bình quân đạt 2,5 tạ/sào, trong khi doanh nghiệp thu mua thóc tươi, giá cao hơn 1,5 lần so với giống lúa thường nên cho hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Ông Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạng Giang cho biết: “Gần đây cùng với mở rộng diện tích lúa chất lượng, địa phương đã hình thành nhiều mô hình liên kết tạo vùng sản xuất tập trung lúa Nhật tại các xã: Phi Mô, Mỹ Thái, Tân Thịnh, Đào Mỹ và Tân Hưng. Ưu điểm của mô hình sản xuất này là đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao hơn những giống lúa thông thường”.

Thời gian gần đây, diện tích rau chế biến của Lạng Giang tiếp tục được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm như: Dưa chuột bao tử, dưa chuột Nhật, ngô ngọt..., thu nhập đạt khoảng 175 triệu đồng/ha/vụ. Do đó, vụ xuân năm nay, huyện chú trọng mở rộng diện tích cây trồng này.

Xác định đây là vụ sản xuất chính trong năm nên việc lựa chọn cơ cấu giống, các trà và cây trồng được huyện đặc biệt quan tâm. Là một trong những địa phương trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, vụ chiêm xuân năm nay, toàn huyện có kế hoạch gieo cấy gần 6,8 nghìn ha lúa, chiếm gần 14% diện tích của toàn tỉnh, trong đó 1 nghìn ha lúa Nhật và 1,5 nghìn ha lúa thuần chất lượng. Trong cơ cấu lúa, huyện lựa chọn trà xuân muộn chiếm 98% diện tích, chỉ đạo tập trung gieo mạ từ ngày 25- 1 đến 10-2, cấy tập trung trong tháng 2 và hoàn thành cấy trà xuân muộn trước ngày 10-3 với các giống lúa thuần gồm: KD18, BC15, TBR225, Đài Thơm 8, Bắc thơm 7 và các giống lúa lai như: HKT99, BTE-1, TH3-3, LC212... Hiện nông dân trong huyện đã cơ bản gieo cấy xong trà xuân sớm và đang tập trung gieo cấy trà xuân muộn bảo đảm đúng khung thời vụ.

Cùng với cây lúa, huyện Lạng Giang có kế hoạch gieo trồng hơn 2 nghìn ha cây rau màu các loại gồm: Ngô, lạc, khoai và rau các loại. Đến nay trên địa bàn đã hình thành các mô hình sản xuất có liên kết bao tiêu sản phẩm như: Dưa bao tử, ngô ngọt, cà chua, ớt... tập trung tại các xã: Hương Sơn, Quang Thịnh, Mỹ Thái, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng và mô hình khoai tây chế biến tập trung tại các xã: Đào Mỹ, Mỹ Thái, Xương Lâm, Tân Thịnh, Nghĩa Hưng, Tân Hưng. Qua thực tế sản xuất, cùng với các loại cây màu, huyện khuyến khích bà con căn cứ thời gian sinh trưởng của từng loại rau từ đó thực hiện trồng rải vụ, tăng diện tích rau trái vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Theo ông Nguyễn Văn Giang, với cây lúa, bên cạnh chỉ đạo gieo cấy hết diện tích, bảo đảm khung thời vụ, đơn vị đã có phương án và khuyến cáo bà con phòng, chống sâu bệnh gây hại ngay từ đầu vụ, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen phương Nam, sâu keo mùa thu... có nguy cơ bùng phát thành dịch. Đối với các loại rau màu, huyện khuyến khích bà con tiếp tục mở rộng diện tích rau chế biến, rau an toàn sản xuất theo quy trình VietGAP. Áp dụng công nghệ cao, khuyến khích xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Để nông dân thuận lợi sản xuất, huyện trích ngân sách hỗ trợ một phần giá giống, đồng thời chỉ đạo phòng chuyên môn quản lý chặt chẽ thị trường vật tư nông nghiệp.

Sản xuất vụ xuân: Cây trồng đủ nước, không có mạ bị chết rét
(BGĐT)- Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân khắp nơi trong tỉnh đã ra đồng để sản xuất vụ mới. Đồng hành cùng bà con, ngành nông nghiệp, các huyện, TP chỉ đạo đơn vị chuyên môn cung cấp nước tưới, kiểm soát thị trường và chuẩn bị các điều kiện khác để bà con thuận lợi canh tác.
Sản xuất vụ xuân 2019: Tập trung cho hoa màu
(BGĐT)- Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân TP Bắc Giang khẩn trương xuống đồng gieo trồng, chăm sóc rau màu cho kịp thời vụ, bảo đảm năng suất cây trồng trong vụ mới. 
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh chỉ đạo: Bảo đảm tốt các điều kiện cho sản xuất vụ xuân
(BGĐT)-Ngày 13-2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái cùng đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm tại huyện Lục Nam.

Ngọc Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...