Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quản lý thị trường sẽ vào cuộc kiểm tra các thương hiệu thời trang giả danh xuất xứ

Cập nhật: 15:28 ngày 10/11/2019
Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội sẽ vào cuộc rà soát, kiểm tra kho hàng của các nhãn hiệu thường trang bị phản ánh gian lận xuất xứ.

Trả lời báo chí, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin về một số thương hiệu thời trang bị tố giả danh xuất xứ. “Chúng tôi sẽ sớm kiểm tra và làm rõ về các thông tin phản ánh”, ông Kiên thông tin.

{keywords}

Kho hàng vừa bị lực lượng QLTT Hà Nội bắt giữ vì gian lận xuất xứ nguồn gốc.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, gần đây nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng bị tố có biểu hiện gian lận xuất xứ, nhập hàng nước ngoài rồi gắn mác hàng Việt.

“Để có kết luận chính xác, việc thanh, kiểm tra cần tiến hành cẩn thận”, theo đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Vẫn theo lãnh đạo Quản lý thị trường Hà Nội, hàng hóa quần áo may mặc hay giày dép ở Việt Nam hầu hết đều được gia công ở nước ngoài. 

“Kể cả các thương hiệu đồ da nổi tiếng cũng đều được gia công ở nước ngoài hết. Các mặt hàng quần áo của nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam cũng tình trạng tương tự. 

Việc gia công ở nước ngoài là được phép tuy nhiên khi nhập về Việt Nam cần ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc nhiều thương hiệu tự ý gắn mác made in Vietnam, trong khi hàng hóa lại được gia công ở nước ngoài là sai quy định”.

{keywords}

Nhãn mác của các thương hiệu Việt Nam được chuẩn bị để thay thế các sản phẩm nhập từ nước ngoài.

Ông Chu Xuân Kiên cũng thừa nhận, quy định về cấp C/O ở Việt Nam đang có nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp cố tình gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để "lấy lòng" người tiêu dùng.

Mới đây, hãng thời trang Seven.AM bị tố sử dụng nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc nhưng được gắn mác thương hiệu Việt Nam. Liên quan đến thông tin này, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng Giám đốc công ty sở hữu thương hiệu Seven.AM xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn.

{keywords}

Sản phẩm của thương hiệu Seven AM bị tố hàng Trung Quốc gắn nhãn mác Việt Nam.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết, việc cắt mác ở các sản phẩm của Trung Quốc vì khách hàng kêu ngứa.

Ngoài các sản phẩm quần áo, một số mẫu túi da tại Seven.am cũng không ghi nguồn gốc xuất xứ, chỉ có một mác nhỏ ghi dòng chữ "SEVEN.am", mã vạch, tên sản phẩm, năm sản xuất và giá. Trên sản phẩm dập chữ SEVEN.AM.

Chiều 4-11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội QLTT số 17) kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. 

Tại thời điểm kiểm tra công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM, IFU trên các sản phẩm quần áo.

Số lượng 66 bao tải quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, 6 bao túi xách và 04 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. 

Ước tổng khối lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng.

Theo lực lượng Quản lý thị trường, toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Tân Yên xây dựng vùng sản xuất ổi hàng hóa
(BGĐT) - Cùng với các loại cây ăn quả có tiếng như vải thiều sớm Phúc Hòa, vú sữa Hợp Đức, vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã đưa giống ổi lê Đài Loan vào trồng trên diện rộng. Thực tế sản xuất cho thấy, cây ổi rất phù hợp với đồng đất nơi đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Quan tâm bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở làm việc cho các đội quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh
(BGĐT) - Ngày 8-8, đồng chí Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang về tình hình hoạt động của đơn vị từ khi thành lập đến nay, phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới. 
Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang góp phần bảo vệ sản xuất và tiêu dùng
(BGĐT) - Thông qua công tác thường xuyên và phối hợp có hiệu quả với các ngành chức năng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang đã đánh trúng, đánh đúng nhiều đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời ngăn chặn, xử lý hàng nghìn vụ, thu giữ, tiêu hủy nhiều loại hàng hóa giả, không rõ nguồn gốc, gia súc vận chuyển trong vùng dịch,… góp phần bảo vệ sản xuất và tiêu dùng.
Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu ngăn chặn nạn xăng giả
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) yêu cầu tăng cường thanh tra chống gian lận thương mại với các hành vi kinh doanh xăng dầu giả.
UBND tỉnh Bắc Giang và Bộ Công Thương ký kết quy chế phối hợp trong chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh
(BGDT) - Ngày 18-12, UBND tỉnh và Bộ Công Thương ký kết quy chế phối hợp trong chỉ đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh thực hiện công tác QLTT tại địa phương. Đến dự có các đồng chí: Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục QLTT.

Theo VTCNews

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...