Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thay thế đồ nhựa: Giải pháp bảo vệ môi trường

Cập nhật: 07:00 ngày 27/07/2019
(BGĐT) - Trong bối cảnh rác thải nhựa đang gây ô nhiễm môi trường, khó xử lý như hiện nay thì việc tạo ra sản phẩm thay thế càng trở nên bức thiết. Tại tỉnh Bắc Giang đã có doanh nghiệp tìm hướng đi mới, sản xuất ra mặt hàng dễ phân hủy sau sử dụng. 

Sản phẩm dễ phân hủy

Công ty cổ phần OVT, xã Tiền Phong (Yên Dũng) chuyên về sản xuất gỗ và một số mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới là tìm các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. Do đó, đơn vị đã thử nghiệm một số sản phẩm. 

{keywords}

Nhân viên Công ty TNHH một thành viên Thiên An giới thiệu với khách về sản phẩm ống hút làm từ tre.

Với lợi thế về sản xuất gỗ, Công ty đã tìm hiểu, sử dụng loại gỗ mỡ hoặc gỗ bồ đề đáp ứng các tiêu chí về vệ sinh môi trường, thẩm mỹ để sản xuất sản phẩm phục vụ bữa ăn nhanh. Bước đầu, công ty sản xuất thành công thìa, dĩa, dao, que khuấy nước uống, que kem. Sản phẩm được cung ứng cho một hãng hàng không và khách sạn cao cấp tại Hà Nội.

Theo ông Ong Văn Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần OVT, giá mỗi bộ sản phẩm gồm thìa, dao, dĩa khoảng 3 nghìn đồng, cao gấp đôi so với đồ làm bằng nhựa. Những sản phẩm này sau sử dụng chỉ cần gặp điều kiện ẩm ướt sẽ tự tiêu hủy trong thời gian ngắn, không gây ô nhiễm thứ phát. 

Bình quân mỗi tháng Công ty cung cấp khoảng 3 triệu sản phẩm cho thị trường. Hiện nay có nhiều đối tác đến đặt hàng nhưng đơn vị đang tiếp tục cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đẹp mắt hơn để cung ứng; đồng thời sản xuất một số mặt hàng mới như: Ống hút, cốc.

Cũng mong muốn mang sản phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường, Công ty TNHH một thành viên Thiên An (TP Bắc Giang) đang sản xuất ống hút làm từ tre. 

Sản phẩm được sản xuất theo trình tự như: Thô, sơ chế, sấy, sau đó khắc chữ, hấp khử trùng, đóng chân không. Sản phẩm đang được Công ty gửi kiểm nghiệm, tiến tới xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và những đơn vị có nhu cầu. Sản phẩm làm từ tre dễ phân hủy, thân thiện môi trường.

Quan tâm nhân rộng

Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra với lượng lớn, đang tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia bởi lẽ loại rác này rất khó phân hủy, tồn lưu trong lòng đất cả trăm năm cũng không hết. Hơn nữa, nếu đốt mà không có biện pháp xử lý bảo đảm tiêu chuẩn thì còn tạo ra loại khí độc hại.

{keywords}

Việc đi đầu ứng dụng công nghệ sản xuất vật dụng thay thế đồ nhựa như Công ty cổ phần OVT (Yên Dũng) rất đáng ghi nhận, cần có cơ chế khuyến khích để nhân rộng mô hình tương tự”.

Ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Tại Bắc Giang, khảo sát tại một số cửa hàng bán đồ ăn nhanh hay cơm hộp, cơm văn phòng cho thấy dụng cụ nhựa kèm theo mỗi suất bán không hề ít. Chị H, chủ cửa hàng bán cơm tại phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) cho biết, mỗi ngày cửa hàng cung cấp khoảng 300 suất ăn. 

Trong đó phần lớn là khách mang về và nhân viên mang giao theo địa chỉ. Kèm theo mỗi suất đều có hộp xốp, cốc, thìa bằng nhựa dùng một lần. Tương tự, những cửa hàng bán đồ giải khát cũng dùng tới cả ngàn cái cốc, ống hút mỗi ngày.

Ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin, việc dùng dụng cụ nhựa một lần khá tiện nên được nhiều người ưa chuộng. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về rác thải nhựa nhưng qua quan sát cũng có thể nhận thấy lượng rác loại này rất lớn. 

Để hạn chế loại rác thải này, Việt Nam đã phát động phong trào chống rác thải nhựa. Hưởng ứng phong trào trên, cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi để người dân nắm được tác hại của rác thải nhựa. Một số tổ chức, cá nhân tại tỉnh đã có hành động thiết thực trong giải quyết rác thải nhựa; giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải. Đó là các mô hình dùng làn đi chợ; một số quán ăn đã không còn sử dụng đồ nhựa một lần.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại về rác thải nhựa, từ nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp, người dân đến thói quen phổ biến trong sinh hoạt, sử dụng túi ni-lông. Vì vậy, mỗi người dân cần có hành động thiết thực hạn chế phát sinh rác thải nhựa. 

Ông Vũ Văn Tưởng cho rằng, ngoài giải pháp trên, việc đi đầu ứng dụng công nghệ sản xuất vật dụng thay thế đồ nhựa như Công ty cổ phần OVT (Yên Dũng) rất đáng ghi nhận, cần có cơ chế khuyến khích để nhân rộng; có chính sách nhằm hạn chế rác thải nhựa, tiến tới chấm dứt nhập khẩu, sản xuất các loại túi ni-lông khó phân hủy; tiếp tục nghiên cứu, tìm vật liệu thân thiện môi trường. Hiện Sở đang xây dựng kế hoạch xử lý rác thải nông thôn, trong đó có rác thải nhựa để trình UBND tỉnh trong thời gian tới.

Một số sản phẩm sáng tạo thay thế đồ nhựa dùng một lần
Ý thức được tác hại của đồ nhựa dùng một lần, nhiều nước đã sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo và thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa…
Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh: Chưa hoàn thiện thủ tục về môi trường đã hoạt động
(BGĐT) - Theo quy định, các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh thuộc diện phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) thì phải hoàn thiện thủ tục này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa dự án vào hoạt động. Trên thực tế, toàn tỉnh Bắc Giang còn nhiều trường hợp chưa lập kế hoạch này nhưng vẫn sản xuất, kinh doanh. 
Cho môi trường thêm xanh
(BGĐT) - Với ý thức, trách nhiệm của mình, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã      tích cực gìn giữ môi trường trong lành, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Giải thưởng môi trường.

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...