Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư

Cập nhật: 09:11 ngày 25/02/2019
(BGĐT)- Số liệu thống kê mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho thấy, hoạt động thu hút đầu tư thời gian gần đây có chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 có 493 dự án trong nước và nước ngoài đầu tư vào Bắc Giang với tổng vốn gần 19 nghìn tỷ đồng và 1,4 tỷ USD. Sang giai đoạn 2016-2018 đã thu hút 602 dự án, hơn 40 nghìn tỷ đồng, 2,2 tỷ USD. 

Lý giải về sự thay đổi này, ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Bắc Giang nằm ở vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tư thông qua hợp tác và liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận và các trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), đủ điều kiện hội nhập trực tiếp với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy vậy, yếu tố quyết định là thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp (DN).

{keywords}

Công nhân Công ty TNHH SamKwang Vina lắp ráp linh kiện điện thoại.

Đơn cử như trường hợp của Công ty TNHH SamKwang Vina (DN Hàn Quốc), cuối tháng 3-2018, Công ty ký biên bản ghi nhớ thuê lại 10 ha đất đối với Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang để xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Quang Châu - Việt Yên. Chỉ sau thời gian ngắn (5 tháng) kể từ khi được chấp thuận đầu tư, Công ty đã hoàn thành việc xây dựng giai đoạn 1 với giá trị đầu tư 40 triệu USD. Hiện nay Công ty chuyên sản xuất linh kiện điện thoại, tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đã có chuyến xuất hàng đầu tiên cho đối tác chính là Công ty SamSung Việt Nam. Năm 2019, dự kiến Công ty TNHH SamKwang Vina sẽ mở rộng sản xuất, đạt doanh thu hơn 300 triệu USD, thu hút 5 nghìn công nhân với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu thu hút 1.483 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 1.108 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 81 nghìn tỷ đồng và 375 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ USD.

Đại diện Công ty TNHH SamKwang Vina nhìn nhận đây là thời gian ngắn kỷ lục về đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị máy móc, đào tạo lao động và cho ra những sản phẩm đầu tiên. Một phần quan trọng để làm được điều này là do chính quyền các cấp và ngành chức năng của Bắc Giang tạo điều kiện hết sức thuận lợi về thủ tục đầu tư, mặt bằng xây dựng…

Cơ sở để tạo ra thay đổi này là Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày 6-5-2016 và ngay sau đó, UBND tỉnh có kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 30-6-2016 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt từ 10 - 11%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng hiện đại, đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm trên 80%. Từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang lên tầm cao mới.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thu thu hút 1.483 dự án đầu tư còn liệu lực, trong đó có 1.108 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 81 nghìn tỷ đồng và 375 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ USD. Các dự án đầu tư là nguồn vốn bổ sung quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp ngày càng cao vào thu ngân sách của tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế.

Mặc dù có được kết quả tích cực trong giai đoạn 2016-2018 nhưng qua đánh giá cho thấy chất lượng các dự án thu hút đầu tư thấp; cơ cấu thu hút đầu tư chưa cân đối. Quy mô các dự án còn nhỏ, vốn thực hiện thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu, đóng góp cho ngân sách chưa nhiều. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, sử dụng công nghệ lạc hậu, ít có các DN sản xuất, chế biến, chế tạo (có giá trị gia tăng cao); vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh” trong thu hút đầu tư…

Do vậy, trong những năm tới, cần nâng cao tính năng động, tiên phong, quyết tâm của lãnh đạo các cấp, ngành và nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tại một số buổi gặp gỡ với DN trong chương trình “Cà phê doanh nhân”, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt người đứng đầu phải ý thức sâu sắc vai trò, gương mẫu thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, nói đi đôi với làm.

Ông Nguyễn Cường cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện; xử lý nghiêm các hành vi kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, tiêu cực, nhũng nhiễu, có thái độ cửa quyền đối với người dân và DN. Gắn liền với đó là tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, các khu, cụm công nghiệp, điện, nước sạch… để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư của tỉnh.

Quảng bá, thu hút các nguồn lực đầu tư, đưa Bắc Giang thành một điểm đến du lịch hấp dẫn
(BGĐT) - Kết thúc Lễ hội xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch (Tuần VHDL) mang chủ đề “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
 
Giảm nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn: Đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất
(BGĐT) - Yên Thế (Bắc Giang) là một trong 4 huyện của tỉnh có nhiều xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thời gian qua, địa phương đã tích cực thực hiện các giải pháp, tạo “đòn bẩy” giúp người dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
 
Đầu tư gần 230 tỷ đồng bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số
Một trong những mục tiêu của đề án là 100% học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh là người dân tộc thiểu số triển khai mặc trang phục truyền thống hai buổi/tuần và các dịp lễ, tết…
 
Biên dịch thủ tục hành chính sang tiếng nước ngoài: Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư
(BGĐT) - Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư, tỉnh Bắc Giang đã triển khai biên dịch một số thủ tục hành chính (TTHC) sang tiếng nước ngoài. Cách làm này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc  tra cứu, nắm bắt và thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan. 
 
Đầu tư hạ tầng, nâng chất lượng điện nông thôn
(BGĐT)- Nhằm xóa các thôn, xã trắng lưới điện, những năm gần đây, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo triển khai dự án cấp điện nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020. Nhờ đó, hàng nghìn hộ đã được sử dụng lưới điện quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
 
Thành công của hai nhà đầu tư ngoại
(BGĐT)- Mấy năm gần đây, hoạt động thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều khởi sắc, đáng chú ý là các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Sau thời gian đầu tư sản xuất, kinh doanh, không ít “DN ngoại” đã gặt hái thành công.
 
Phát huy mạnh mẽ tiềm năng trong thu hút đầu tư
(BGĐT) - Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển KT-XH, đặc biệt là trong thu hút đầu tư vào địa bàn. Để rõ hơn kết quả này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn đồng chí Phan Thế Tuấn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.
 

Quốc Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...