Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Yên: Đồng rộng, thu nhập cao

Cập nhật: 16:32 ngày 22/10/2018
(BGĐT) - Nhờ tập trung cao cho công tác dồn đổi và quy hoạch đồng ruộng, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã hình thành nhiều cánh đồng sản xuất tập trung quy mô lớn. Khai thác lợi thế ruộng rộng, người dân đã lựa chọn cây trồng đưa vào canh tác, liên  kết chặt chẽ trong bao tiêu sản phẩm để tăng lợi nhuận.

Tăng giá trị

Những ngày này, khắp cánh đồng trồng cây vụ đông của thôn Thượng, xã Thượng Lan (Việt Yên) bạt ngàn khoai lang. Đi cùng chúng tôi thăm khu sản xuất, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã nói: “Nhiều người cho rằng khoai lang hiệu quả thấp, không chú trọng nhưng ở Thượng Lan thì ngược lại. Nơi đây, đồng đất cát pha phù hợp với khoai lang. Hơn nữa, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, thu nhập cao nên năm nay xã định hướng mở rộng lên 100 ha, tăng gần 3 lần so với năm ngoái và là cánh đồng mẫu của vụ đông này”. 

{keywords}

Vùng sản xuất ớt hàng hóa tập trung tại xã Tự Lạn.

Đang vun gốc cây trồng, nhiều bà con chia sẻ, khoai lang là cây dễ trồng hơn so với một số giống khác nên nhiều người dân tham gia sản xuất. Bà Nguyễn Thị Hằng, thôn Thượng cho biết: “Năm ngoái, gia đình tôi trồng 2 sào khoai. Sản phẩm khi thu hoạch được doanh nghiệp thu mua tại đầu bờ với giá 7-8 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí mỗi sào lãi chừng 3 triệu đồng. Vì vậy, vụ đông này tôi trồng cao hơn năm trước một sào để tăng thu nhập”. 

Tại xã Nghĩa Trung, với truyền thống và kinh nghiệm trồng hành lâu năm, nơi đây đã hình thành cánh đồng mẫu trồng hành- khoai tây vụ đông diện tích hơn 30 ha ở thôn Tĩnh Lộc. Ông Đỗ Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho rằng, hành là cây trồng chủ lực, giúp bà con cải thiện cuộc sống từ nhiều năm qua. Giá trị thu nhập bình quân đạt hơn 100 triệu đồng/ha/vụ. Hiện người dân đang trồng hành vụ mới, dự kiến cho thu hoạch vào đầu tháng 12 tới.

Theo tổng hợp của cơ quan chuyên môn, đến nay toàn huyện hình thành 13 cánh đồng mẫu quy mô từ 30-50 ha. Các cánh đồng này chủ yếu canh tác lúa chất lượng, rau xanh, lạc. Thực tế, các cánh đồng mẫu đa phần được áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch và có bao tiêu sản phẩm; lợi nhuận tăng so với sản xuất thông thường từ 13-40%. 

Bà Nguyễn Kim Oanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phân tích: “Sở dĩ hiệu quả ở vùng tập trung cao hơn so với sản xuất đại trà do chi phí đầu vào giảm, tiết kiệm công làm đất, chăm sóc và vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mặt khác, giống trên cánh đồng mẫu đều có chất lượng, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn sát sao trong quá trình chăm sóc nên năng suất tăng, đưa lợi nhuận trên cánh đồng mẫu cao hơn”.

Cải thiện hạ tầng sản xuất

Ngoài cánh đồng mẫu, Việt Yên còn có hàng chục vùng sản xuất tập trung từ 2-5 ha như: Trồng ớt tại xã Thượng Lan; rau các loại tại xã Trung Sơn; hoa ở thị trấn Bích Động và đặc biệt là trồng rau trong nhà màng, nhà lưới ở xã Việt Tiến. Khảo sát cho thấy, thực hiện chủ trương về dồn điền đổi thửa từ năm 2013 đến nay, toàn huyện dồn đổi hơn 1,7 nghìn ha đất canh tác, tập trung ở các xã Hương Mai, Quảng Minh, Tiên Sơn, Tự Lạn... 

Đến nay, toàn huyện hình thành 13 cánh đồng mẫu quy mô từ 30-50 ha. Các cánh đồng này chủ yếu canh tác lúa chất lượng, rau xanh, lạc; lợi nhuận tăng so với sản xuất thông thường từ 13-40%. Ngoài ra, huyện có hàng chục vùng sản xuất tập trung từ 2-5 ha.

Nếu như trước đây mỗi hộ bình quân từ 3-19 thửa thì sau dồn đổi còn 1- 3 thửa. Qua đó khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất, tạo điều kiện đưa thiết bị máy móc vào sản xuất và hình thành vùng canh tác tập trung. Được biết, đạt được kết quả trên là sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong toàn huyện và vào cuộc tích cực của người dân. 

Bên cạnh ngân sách tỉnh, thực hiện chỉnh trang đồng ruộng, huyện hỗ trợ xây dựng kênh mương, giao thông nội đồng với mức 2 triệu đồng/ha và trợ giá giống, phân bón. Các xã, thị trấn cũng có cơ chế riêng cho cải thiện hạ tầng sản xuất. Theo đại diện lãnh đạo xã Thượng Lan, năm nay, xã cứng hóa 2 km đường nội đồng và hơn một km mương với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng.

Hiệu quả của xây dựng cánh đồng mẫu và vùng sản xuất tập trung của huyện đã được khẳng định. Kinh nghiệm của Việt Yên là muốn xây dựng các mô hình thành công trước hết đòi hỏi quyết tâm cao trong chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt phải có sự tham gia bàn bạc của người dân, tạo sự đồng thuận để lựa chọn cây trồng phù hợp, bảo đảm sản phẩm có đầu ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Phát huy kết quả này, hiện nay huyện tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ dồn đổi ruộng và xây dựng cánh đồng mẫu theo kế hoạch đăng ký năm 2018; nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để chuẩn bị đón huyện nông thôn mới.

Khai thác thế mạnh sau dồn điền, đổi thửa
(BGĐT) - Phát huy kết quả đạt được trong dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang tích cực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 
 
Mở rộng liên kết sau dồn điền đổi thửa
(BGĐT) - Tưởng chừng lỡ vụ xuân song đến nay các địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) trong tỉnh Bắc Giang đều hoàn tất giao ruộng trên thực địa. Thời điểm này, nông dân tập trung sản xuất, vui với ô thửa mới bởi diện tích rộng, thuận canh tác.
 
Dồn điền đổi thửa: Khẩn trương giao ruộng trên thực địa
(BGĐT) - Thời điểm này, các địa phương đang tất bật tháo gỡ vướng mắc trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT), khẩn trương giao ruộng cho bà con kịp thời bước vào vụ mới. Cùng đó, nông dân phấn khởi khi nhận những ô thửa lớn với đường, mương bao quanh, tiện canh tác.
 

Khánh Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...