Thứ năm, 02/05/2024
Bắc giang 23 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Yên: Chợ tiền tỷ ế ẩm, lề đường nhộn nhịp bán mua

Cập nhật: 07:00 ngày 16/09/2018
(BGĐT) - Tại Khu công nghiệp (KCN) Đình Trám, huyện Việt Yên (Bắc Giang), một số chợ được đầu tư tiền tỷ, khang trang, sạch sẽ lại đang rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ, nhiều tiểu thương méo mặt vì đã lỡ đặt cọc, đổ vốn. Trái ngược với đó, các chợ tạm, chợ cóc lại vô tư mọc lên chỉ cách chợ chính vài chục mét, sớm tối nhộn nhịp người bán mua. 

Chợ đìu hiu chờ... khách

Năm 2016, xã Hồng Thái (Việt Yên) thực hiện các tiêu chí nhằm đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có tiêu chí chợ. Vì vậy UBND xã đề xuất chuyển chợ từ địa điểm cũ (sau trụ sở xã) tới khu vực chợ Đình Trám hiện nay. Chợ do Hợp tác xã (HTX) Tộc Thân Bắc Giang đầu tư xây dựng với diện tích khoảng 7 nghìn m2, với 56 ki-ốt, gần 70 điểm bán hàng, tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ đồng. 

{keywords}

Chợ Đình Trám đi vào hoạt động từ tháng 1-2018 nhưng phần lớn các gian hàng vẫn cửa đóng then cài.

Ở nơi địa thế thuận lợi, gần điểm giao cắt quốc lộ 37 và đường tỉnh 295B, dự tính sau khi hoàn thành, chợ sẽ trở thành nơi mua bán của tiểu thương, công nhân, người lao động KCN và các xã lân cận. Chợ ra đời cũng nhằm giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm tại quốc lộ 37; tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa.

Mặc dù đi vào hoạt động từ tháng 1-2018 nhưng hiện chợ Đình Trám vẫn đìu hiu. Cả khu chợ rộng rãi, khang trang, thoáng mát đủ cho gần 120 hộ kinh doanh đang nằm "chờ" người mua bán. Theo ông Thân Đức Thịnh, đại diện Ban Quản lý chợ, hiện đã cho thuê một nửa số ki-ốt song hầu hết vẫn cửa đóng then cài, có chưa đến chục hộ kinh doanh quần áo, vàng bạc, nước giải khát, ăn sáng song chỉ mở bán cầm chừng. 

Chị Nguyễn Thị Hưởng, xã Nghĩa Trung, chủ ki-ốt số 23 bán quần áo nữ rầu rĩ: “Tôi thuê ki-ốt từ tháng 5-2018 với giá khoảng 7 triệu đồng/tháng nhưng rất vắng khách, thu hồi vốn khó khăn. Vì đã trót ký hợp đồng một năm nên tôi đành cố bám trụ”.

Ki-ốt trong chợ có giá thuê rẻ hơn chỉ từ 3- 4 triệu đồng nhưng tình hình cũng không khá hơn. Ki-ốt số 48 anh Nguyễn Thành Trung, xã Việt Tiến đang thuê để kinh doanh đồ gia dụng giá 3 triệu đồng/tháng. Anh thuê từ khi chợ khai trương đến giờ vẫn không kinh doanh nên tận dụng làm nhà ở. Tuy nhiên với mức giá điện trung bình từ 3 -3,5 nghìn đồng/kWh, 5 nghìn đồng/m3 nước, chi phí phát sinh cho ki-ốt khoảng 2 triệu đồng/tháng. Rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan", một số hộ đã rao sang nhượng lại gian hàng song chẳng ai buồn hỏi thăm.

Ông Thân Đức Thịnh cho biết: “Ngay khi chợ đi vào hoạt động đã có 50-60 hộ đăng ký kinh doanh, đặt cọc ki-ốt. Song chợ tự phát còn hoạt động, người dân không vào chợ để mua hàng nên tiểu thương vẫn e dè chưa đến để buôn bán”.

Cùng cảnh ngộ, chợ My Điền thuộc khu dân cư dịch vụ My Điền, xã Hoàng Ninh dù được đầu tư hơn 36,2 tỷ đồng do HTX Xây dựng thương mại phát triển dịch vụ hạ tầng Bắc Giang làm chủ đầu tư đi vào hoạt động hơn một tháng nay nhưng số người thuê ki-ốt, vào chợ buôn bán chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Tiểu thương chê chợ, bám vỉa hè

Dù đã có ưu đãi miễn phí 12 tháng tiền thuê địa điểm buôn bán tại khu vực cầu chợ, sân chợ nhưng cả chợ Đình Trám và chợ My Điền vẫn vắng vẻ. Chị Thân Thị Vụ, thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động (bán quần áo ngay mặt đường quốc lộ 37) cho hay: “Tôi bán ở đây được hơn ba năm. Vào chợ mới được mấy ngày nhưng không có khách, chúng tôi lại kéo nhau ra bám mặt đường”.

{keywords}

Vào giờ tan tầm hằng ngày, khu chợ tự phát ở xã Hoàng Ninh (cạnh Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải) kín người mua bán.

Chợ mới vắng vẻ song hằng ngày, cứ khoảng 6-7 giờ sáng và tầm 5 giờ chiều, chợ cóc dọc quốc lộ 37 lại đông đúc người mua bán. Vỉa hè đoạn thôn Chùa, xã Hồng Thái, hơn chục hộ kinh doanh thức ăn tươi sống nườm nượp khách. Nhiều công nhân tiện đâu đỗ xe mua hàng ở đó khiến giờ tan tầm, đoạn đường vốn đông lại thêm lộn xộn.

Trước tình trạng chợ mới xây gặp khó, vỉa hè quốc lộ 37 biến thành hàng quán, lòng đường thành nơi để xe vào giờ cao điểm, UBND huyện Việt Yên và các xã Hồng Thái, Hoàng Ninh đã tiến hành nhiều đợt ra quân dẹp chợ tự phát. 

Theo ông Thân Quang Phương, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp với lực lượng chức năng huyện tổ chức gần 30 đợt tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý vi phạm, thu giữ nhiều dụng cụ, hàng hóa, đề nghị người buôn bán viết cam kết không vi phạm. 

Tuy nhiên, hiện xã vẫn chưa xử phạt hành chính được trường hợp nào. Trông thấy bóng xe của Công an huyện, Đội Quản lý trật tự giao thông xây dựng và môi trường huyện, UBND xã Hồng Thái, nhiều người kinh doanh bảo nhau nhanh tay thu dọn hàng hóa gọn gàng. Xe vừa đi qua, người, hàng và xe lại túa ra mặt đường. Tình trạng này tiếp diễn hết ngày này sang ngày khác, công tác kiểm tra cũng chỉ như đá ném ao bèo.

Ông Lê Đức Hậu, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện băn khoăn: “Thói quen tiện đâu mua bán đó ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều người dân. Không chỉ ở địa phương, nhiều người từ Hải Dương, Thái Nguyên cũng đổ về, tràn ra vỉa hè, lòng đường buôn bán. Hầu hết họ đều cơ động, di chuyển từ xã này sang xã khác, lực lượng chức năng dẹp chỗ này thì phình chỗ kia. Địa phương cũng giải tỏa nhiều điểm buôn bán sai quy định, vận động các hộ kinh doanh vào khu vực chợ để buôn bán song đều chưa có kết quả".

Để giải bài toán khó này, chính quyền, ngành chức năng cần quyết liệt hơn nữa trong xử lý vi phạm. Ban quản lý các chợ tích cực vận động, tuyên truyền, có cơ chế ưu đãi hơn đối với tiểu thương thuê ki-ốt, địa điểm bán hàng. Có như vậy mới mong phát huy hiệu quả các chợ đồng thời giảm tình trạng ách tắc giao thông ở quốc lộ 37 vào giờ tan tầm.

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ Sàn trong năm nay
(BGĐT) – UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã quyết định chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam.
 
Họp chợ chiếm lòng, lề đường
(BGĐT) - Nhiều người bán hàng ngang nhiên chiếm dụng lề đường, lòng đường làm nơi bày bán hàng hóa, gây tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông ở khu công nghiệp.
 
Tạm dừng chuyển đổi chợ Mọc (Tân Yên)
(BGĐT) - Báo Bắc Giang ngày 9-6 đăng bài “Cải tạo chợ Mọc (Tân Yên): Cần bảo đảm hài hòa lợi ích”. 
 
Hài hòa lợi ích khi cải tạo chợ Mọc (Tân Yên)
(BGĐT) - Mấy ngày qua, sau khi UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) thông báo chủ trương cải tạo, chuyển đổi mô hình quản lý chợ Mọc tại thị trấn Cao Thượng, một số tiểu thương đã tập trung tại trụ sở UBND huyện bày tỏ sự không đồng tình.
 
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, khai thác chợ
(BGĐT) - Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ thời gian qua gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với các chợ Mía, Đa Mai, Song Khê (đều là chợ hạng 3 của TP Bắc Giang). Nhiều người dân cho rằng việc quản lý, khai thác chợ chưa hiệu quả, có chợ xây xong đã lâu nhưng chưa được sử dụng gây lãng phí. Trước thực tế này, UBND TP, các phòng, ngành chức năng và UBND các phường, xã đã và đang tập trung tháo gỡ.
 
Tái diễn tình trạng họp chợ trái phép trên đường tỉnh 398
(BGĐT)-Sau một thời gian rầm rộ ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đến nay tại tuyến đường tỉnh 398 chạy qua xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), đoạn giao cắt với đường vào UBND xã Đồng Phúc đã tái diễn cảnh họp chợ trái phép ở hai bên đường.
 
Chợ hoa quả Tân Mỹ đã gọn, sạch hơn
(BGĐT) - Do chợ Mía, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) chưa đi vào hoạt động nên những hộ kinh doanh hoa quả ở đây bán hàng dọc theo trục đường tỉnh 295B thuộc thôn Giếng.
 
Chuyển đổi mô hình quản lý chợ: Không biến chợ thành nhà
(BGĐT) - Thời gian qua, nhiều chợ trên địa bàn tỉnh được chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý song một số công trình “biến tướng”, sử dụng không đúng mục đích, gây bức xúc trong nhân dân.
 

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...