Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội / Hành động vì môi trường sạch
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chậm xử lý các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng trong ngành y tế

Cập nhật: 15:39 ngày 09/08/2017
Xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở khám, chữa bệnh được ngành y tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã có rất nhiều công trình xử lý chất thải y tế được đầu tư, xây dựng, tuy vậy, ngành y tế đang gặp không ít khó khăn để giải quyết triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

{keywords}

Nhiều cơ sở y tế đã được đầu tư công trình xử lý nước thải hiện đại

Thống kê từ Bộ Y tế cho biết, trong số 13.000 cơ sở y tế của cả nước hiện mới có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn. Trong số 172 cơ sở gây ô nhiễm có 1 Bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Y tế quản lý (chiếm 1%), 62 bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 36%) và 109 bệnh viện tuyến huyện (chiếm 63%). 

Đại diện Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế cho biết, tính đến hết năm 2016, đã có 56/172 bệnh viện ra khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm (chiếm 32,5%), đã được cấp chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm theo quy định. 

Một vài “điểm sáng” cũng chưa thể xóa đi những “mảng tối” trong bức tranh môi trường của ngành y bởi vẫn còn lượng nước thải y tế rất lớn từ các bệnh viện chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra ngoài môi trường. Đây là vấn đề hết sức cấp bách. Theo bà Trần Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế, khó khăn là kinh phí đầu tư xử lý nước thải y tế của các bệnh viện hiện nay chủ yếu từ ngân sách nhà nước, quy mô đầu tư dưới 20 tỷ đồng. Ngoài tình trạng đa số bệnh viện thiếu kinh phí để đầu tư (400 bệnh viện có nhu cầu đầu tư), tồn tại nhiều bệnh viện đã được đầu tư nhưng thiếu năng lực quản lý vận hành… dẫn đến chất lượng xử lý nước thải y tế chưa cao.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, khó khăn hiện nay là đầu tư kinh phí cho công tác xử lý nước thải y tế rất lớn nhưng nguồn lực đầu tư chưa được như mong muốn, còn khiêm tốn. Đặc biệt ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo một số bệnh viện chưa cao, còn coi xử lý nước thải y tế là việc phụ và chưa quan tâm đúng mức. Cùng đó, chưa huy động được các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác này.

PV (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...