Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Trong nước - Quốc tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vẻ đẹp độc đáo của di sản Cung An Định 100 năm tuổi

Cập nhật: 09:39 ngày 24/11/2017
Ngày 23-11, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm chủ đề “100 năm cung An Định” nhằm hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11) và kỷ niệm di tích cung An Định tròn 100 tuổi (1917 – 2017).
{keywords}
Những hiện vật được trưng bày tại triển lãm

Triển lãm giới thiệu những hiện vật gắn liền với giai đoạn cuối của lịch sử triều Nguyễn, nhất là với hoàng đế Khải Định và gia đình hoàng đế Bảo Đại. Trưng bày gần 100 tư liệu hình ảnh cùng các công cụ hỗ trợ (bản vẽ, sa bàn, mô hình bằng nghệ thuật xếp giấy Kirigami, thiết bị trình chiếu 3D). Đặc biệt là ứng dụng thử nghiệm khám phá di tích bằng công nghệ QR code và hình ảnh 360 độ.

Triển lãm "100 năm Cung An Định" mang đến cho công chúng những hiểu biết, khám phá mới về di tích Cung An Định từ nhiều góc độ lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và tạo hình trong bối cảnh giao lưu văn hóa Việt Nam và phương Tây thời cận đại.

Cung An Định tọa lạc ở số 179B đường Phan Đình Phùng, TP. Huế (Thừa Thiên-Huế). Đây là một công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình.

Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), Cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức thuộc Chính phủ Bảo hộ Pháp. 

Đây là nơi ghi dấu giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị (tháng 8-1945); nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Sau năm 1975, Cung An Định đã được bàn giao lại cho chính quyền cách mạng. 

Sau gần nửa thế kỷ bị xuống cấp do tác động của thời gian và chiến tranh, từ năm 2002, Cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, trùng tu tôn tạo để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ đầu thế kỷ XX.

Năm 2003, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam đã tài trợ để phục chế lại 6 bức tranh tường quý hiếm ở nội thất tiền sảnh Khải Tường Lâu. Từ năm 2005-2007, việc phục chế tranh tường tại nội thất tầng một và tầng hai được tiến hành cẩn trọng, trả lại phần nào vẻ đẹp toàn mỹ của di sản, công trình kiến trúc độc đáo của triều đình Nguyễn.

Theo Báo Chính phủ

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...